ClockThứ Ba, 19/09/2023 07:01

Những chấm phá về văn hóa làng

TTH - Khác với các cuốn sách nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa làng xã ở Thừa Thiên Huế đã được công bố (như làng văn vật ở Thừa Thiên Huế, gia đình và dòng họ ở Thừa Thiên Huế…), cuốn “Tìm chút hương xưa nơi làng cổ” của tác giả Thanh Tùng vừa mới ra mắt bạn đọc (tập hợp 30 bài viết dạng báo chí về 27 làng quê ven Huế, dọc biển, làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Thừa Thiên Huế), nhằm cung cấp thông tin, giới thiệu cho những người quan tâm, và du khách có nhu cầu tham quan, tìm hiểu, qua đó, quảng bá hình ảnh về văn hóa Huế, con người Huế, gắn với phát triển du lịch.

“Đến Huế, như về nhà”Bảo tồn làng nghề để phát triển kinh tế và văn hóaTìm “chất liệu” để phát triển sản phẩm du lịch cho làng cổ Phước TíchGỡ khó cho du lịch cộng đồng Ngư Mỹ Thạnh

 Bìa cuốn sách “Tìm chút hương xưa nơi làng cổ” 

Trong lời mở đầu cuốn sách, tác giả chia sẻ cùng bạn đọc: “Tôi không chuyên về văn hóa làng xã. Duyên khởi của cuốn sách này được hình thành trong suốt quá trình hoạt động dòng họ. Đa số các chuyến đi về các làng quê của tôi là đi làm việc họ”. Điều đó cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa văn hóa dòng họ và văn hóa làng xã trong quá trình hình thành và phát triển.

Với kinh nghiệm của một nhà báo lâu năm, dựa trên cơ sở gia phả dòng họ, văn bản Hán Nôm đã được số hóa (sắc phong, chế phong của các triều đại về làng xã), Thanh Tùng khá linh hoạt trong cách tiếp cận văn hóa làng, lúc trình bày theo trục dọc (từ quá khứ đến hiện tại và ngược lại), lúc theo trục ngang (những đặc trưng riêng có, mang đậm bản sắc văn hóa của làng), khéo gắn với các sự kiện và nhân vật nổi bật của làng (làng Thanh Lương với ông tổ ngành nhiếp ảnh Việt Nam, người tiên phong phòng, chống tham nhũng Đặng Huy Trứ; làng Niêm Phò với vị Đại tướng tài ba Nguyễn Chí Thanh; làng Phù Lai với cánh chim đầu đàn của thi ca cách mạng Việt Nam Tố Hữu; làng Dương Nổ với tuổi thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh; làng rèn Hiền Lương, làng gốm Phước Tích, làng đan lát Bao La, làng bún Vân Cù…); với cách hòa trộn xưa – nay , tác giả đã dẫn dắt người đọc đi đến những làng quê thuần hậu, tiêu biểu truyền thống văn hóa, và cách mạng ở Thừa Thiên Huế, tạo thú vị và ấn tượng nhất định.

Nhà báo Thanh Tùng đã sắp xếp các làng họ “theo hành trình - tuyến tham quan (gồm 5 tuyến: Tuyến thứ nhất từ cửa hậu Kinh thành Huế ra Hương Trà, Quảng Điền ngược theo sông Bồ. Tuyến thứ hai từ An Lỗ ra Phò Trạch, ra các làng nằm ven sông Ô Lâu rồi vòng qua các làng ven phá Tam Giang trước khi trở về Huế. Tuyến thứ ba từ phố cổ Gia Hội - Bao Vinh dọc theo bờ sông Hương đi về phía cuối nguồn. Tuyến thứ tư dọc theo biển và đầm phá từ Thuận An đến Tư Hiền. Tuyến thứ năm từ trung tâm thị xã Hương Thủy trở lên Huế). Có thể xem, đây là ý kiến tâm huyết của người ngoại đạo, gợi mở để những người làm du lịch tham khảo, vận dụng sáng tạo vào thực tế. Xây dựng những tuyến phù hợp, nhằm phát huy có hiệu quả tài nguyên của các làng văn hóa. Đó cũng là đóng góp mang ý nghĩa thiết thực của cuốn sách.

Tuy nhiên, tác giả cần cập nhật thêm những thông tin mới khi giới thiệu về văn hóa làng gắn với tuyến tham quan, du lịch (đơn cử như làng Thanh Dương, xã Phú Diên không chỉ có hai điểm đến quan trọng tháp Chăm Mỹ Khánh, và nhà thờ họ Phạm” (gọi đúng là tháp Chăm Phú Diên chứ không phải là tháp Chăm Mỹ Khánh), mà còn có bãi biển đẹp, đặc biệt là có 30ha rừng ngập mặn (rừng bần 6-7 năm tuổi đang lên xanh). Từ đó, tuyến du lịch làng Thanh Dương sẽ có sự kết nối Tháp Chăm - biển - nhà thờ họ Phạm - rừng ngập mặn; và cần sử dụng chính xác khái niệm “làng cổ” (khác với cổ vật, và cây di sản phải có tuổi đời trên 100 năm), làng cổ có tiêu chí riêng (ít nhất phải có tuổi đời trên 500 năm).

Đến nay, ở Việt Nam chỉ mới công nhận hai làng cổ là làng Đường Lâm ở Sơn Tây, Hà Nội, và làng Phước Tích ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Bởi vậy, tên cuốn sách nên đặt “Tìm chút hương xưa nơi làng nay” (thay làng “cổ”  bằng làng “nay”), vừa phù hợp với nội dung cuốn sách, vừa mang tính khoa học, khách quan.

Đôi điều góp nhặt, để tác giả tham khảo, thấy cần thiết bổ sung khi tái bản cuốn sách.

Bài, ảnh: Lê Viết Xuân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làng quê bên dòng Ô Lâu

Thuận Hòa là một thôn nhỏ nằm bên dòng Ô Lâu thuộc phường Phong Hòa (TX. Phong Điền). Trước năm 1993, bà con ở đây sống lênh đênh trên sông nước. Từ năm 1993, người dân Thuận Hòa được huyện cấp đất làm nhà dọc theo bờ sông thì cuộc sống bắt đầu thay đổi.

Làng quê bên dòng Ô Lâu
“Nhìn vô trong Huế...”

Thuở ấu thơ, trẻ con làng tôi đứa mô cũng có một niềm ao ước đó là được đi Huế chơi ít nhất là một lần. Đình làng Đại Lộc quê tôi có một lùm mù u rậm rạp và là chốn để chúng tôi leo trèo và hát những câu nghêu ngao vào những buổi chiều hè: “Trèo lên cây mù u nhìn vô trong Huế...”. Rồi những đêm không trăng, trời đầy sao, lũ trẻ con làng chúng tôi nhìn về phía xa xôi, nơi có một quầng sáng phía chân trời và nói với nhau rằng, đó là Huế. Hồi đó, làng tôi có một chuyến đò đi Huế hàng ngày xuất phát ở bến đò Đồng Dạ, nơi con sông Ô Lâu bắt đầu chảy qua làng tôi. Nhưng phải có công chuyện chi quan trọng thì nông dân làng tôi mới đi Huế, còn trẻ con như chúng tôi thì rất khó để được đi.

“Nhìn vô trong Huế  ”
Lối về ngõ hạnh

Quê chồng tôi ở Phú Thượng (Phú Vang - nay thuộc TP. Huế), mỗi năm có vài lần kỵ, chạp. Mỗi lần ghé về, điều tôi thích nhất ngoài những căn bếp ngăn nắp có chiếc tủ gạc - măng - rê xưa cũ, ngoài những mẹt bầu, bí đao được cắt mỏng phơi khô tỏa mùi thơm giòn đặt trên mấy chạn củi của các thím, tôi còn vô cùng thích thú những con ngõ biếc xanh.

Lối về ngõ hạnh
Chiều ở Phước Tích

Chiều tà buông lơi giữa đất trời, đẹp như một nét cọ thăng hoa đầy phóng khoáng trong bức tranh phong cảnh làng quê của người họa sĩ thích sống đời lang bạt. Nắng lộng lẫy vắt ngang những cành cây đang phiêu dao trong gió, rồi như tan ra, chảy loang trên mặt nước sông Ô Lâu. Tôi đứng ở bến sông làng cổ Phước Tích, nhìn sóng nước vỗ bờ man mác, nhìn hoàng hôn chảy vào miền thinh lặng của tâm hồn.

Chiều ở Phước Tích

TIN MỚI

Return to top