ClockThứ Ba, 07/01/2025 15:37

Làng quê bên dòng Ô Lâu

TTH - Thuận Hòa là một thôn nhỏ nằm bên dòng Ô Lâu thuộc phường Phong Hòa (TX. Phong Điền). Trước năm 1993, bà con ở đây sống lênh đênh trên sông nước. Từ năm 1993, người dân Thuận Hòa được huyện cấp đất làm nhà dọc theo bờ sông thì cuộc sống bắt đầu thay đổi.

“Đánh thức” làng cổ“Nhìn vô trong Huế...”Bình yên nơi làng An Truyền

 Cổng vào thôn Thuận Hòa

Về Thuận Hòa hôm nay, cảm nhận được không khí vui tươi của một miền quê đã thật sự “thay da đổi thịt”. Con đường từ đầu đến cuối thôn, lối vào các ngõ, các nhà đều được bê tông hóa; cổng thôn khang trang. 100% hộ gia đình có nhà xây kiên cố, đời sống người dân được nâng cao. Hầu hết các gia đình đều sắm sửa những phương tiện, vật chất cần thiết phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.

Thôn Thuận Hòa hiện có 102 hộ với 510 nhân khẩu; số người trong độ tuổi lao động là 227. Trước đây, người dân trong thôn chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt thủy sản trên sông nước, nay mưu sinh bằng nhiều nghề khác nhau. Toàn thôn hiện có 67 thanh niên là những lao động trẻ đang theo học và làm các nghề khác nhau như điêu khắc, mộc mỹ nghệ, uốn tóc, thợ nề ở trong và ngoài địa phương. Ngoài một số hộ kinh doanh, buôn bán nhỏ, làm việc trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện, đi xuất khẩu lao động nước ngoài… thì có 34% lao động làm nghề truyền thống của địa phương là đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Ông Phạm Văn Thành, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Thuận Hòa cho biết: “Toàn thôn có 50 hộ sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; trong đó có 10 hộ nuôi cá lồng với tổng số 20 lồng cá các loại. Nhờ làm tốt công tác chăm sóc, phòng dịch bệnh và các phương án đảm bảo nuôi trồng mùa mưa lũ nên đã mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con. Sau khi trừ chi phí, mỗi hộ thu nhập bình quân từ 9 đến 10 triệu đồng đối với mỗi lồng trong một năm”.

Không như trước chỉ quanh quẩn công việc đánh bắt cá, người dân Thuận Hòa mộc mạc, chất phác, chăm chỉ làm ăn, luôn có khát vọng vươn lên, đã mở rộng thêm nhiều ngành nghề khác nhau nên giờ đây nhiều gia đình có của ăn của để. Toàn thôn không có hộ nghèo, chỉ còn 2 hộ cận nghèo. Đây là kết quả đáng mừng ở một miền quê khi trước đây nhiều năm người dân sống lênh đênh trên sông nước.

Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống tinh thần của bà con Thuận Hòa ngày được nâng cao. Người dân nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học. Tình trạng thất học của trẻ không còn. Hằng năm, trong thôn có từ 5 đến 7 em vào các trường đại học. Trước đây, con em trong thôn học xong lớp 12 và tiếp tục theo học đại học là chuyện hiếm, thì từ năm 2016 đến nay cả thôn có 38 bạn trẻ tốt nghiệp đại học và lập nghiệp ở nhiều nơi, phụ giúp kinh tế gia đình. Công tác khuyến học, khuyến tài luôn được quan tâm.

Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đã thực sự đi vào cuộc sống. Bà con trong thôn thực hiện tốt quy ước thôn văn hóa; bài trừ những hủ tục lạc hậu, mê tín cản trở sự tiến bộ chung. Đặc biệt, Chi bộ thôn kết hợp với các ban ngành, đoàn thể khác đã duy trì đều đặn phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” và được người dân hưởng ứng tích cực. Nhờ vậy về Thuận Hòa ngày nắng cũng như mưa, tất cả đường thôn ngõ xóm, cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, văn minh. Các phong trào thể dục thể thao luôn được tổ chức vào dịp lễ, dịp Tết, nhất là lễ hội đua thuyền trên sông Ô Lâu.

Chung niềm vui bộ mặt nông thôn ngày được khởi sắc, trong lời trò chuyện với chúng tôi, ông Trưởng thôn Phạm Văn Thành vẫn còn nhiều trăn trở: “Kinh tế phát triển nhưng thiếu bền vững, đặc biệt bà con chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế sông Ô Lâu để đầu tư lâu dài cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Lực lượng lao động dồi dào, nhưng chủ yếu là lao động phổ thông không có tay nghề nên thu nhập không cao. Diện tích đất ở của thôn khá hẹp nên nhà cửa san sát nhau, trở ngại không ít trong sinh hoạt hằng ngày”. 

Bài, ảnh: Văn Toản
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Nhìn vô trong Huế...”

Thuở ấu thơ, trẻ con làng tôi đứa mô cũng có một niềm ao ước đó là được đi Huế chơi ít nhất là một lần. Đình làng Đại Lộc quê tôi có một lùm mù u rậm rạp và là chốn để chúng tôi leo trèo và hát những câu nghêu ngao vào những buổi chiều hè: “Trèo lên cây mù u nhìn vô trong Huế...”. Rồi những đêm không trăng, trời đầy sao, lũ trẻ con làng chúng tôi nhìn về phía xa xôi, nơi có một quầng sáng phía chân trời và nói với nhau rằng, đó là Huế. Hồi đó, làng tôi có một chuyến đò đi Huế hàng ngày xuất phát ở bến đò Đồng Dạ, nơi con sông Ô Lâu bắt đầu chảy qua làng tôi. Nhưng phải có công chuyện chi quan trọng thì nông dân làng tôi mới đi Huế, còn trẻ con như chúng tôi thì rất khó để được đi.

“Nhìn vô trong Huế  ”
Lối về ngõ hạnh

Quê chồng tôi ở Phú Thượng (Phú Vang - nay thuộc TP. Huế), mỗi năm có vài lần kỵ, chạp. Mỗi lần ghé về, điều tôi thích nhất ngoài những căn bếp ngăn nắp có chiếc tủ gạc - măng - rê xưa cũ, ngoài những mẹt bầu, bí đao được cắt mỏng phơi khô tỏa mùi thơm giòn đặt trên mấy chạn củi của các thím, tôi còn vô cùng thích thú những con ngõ biếc xanh.

Lối về ngõ hạnh
Hình bóng quê nhà

Năm 2005, nhà báo Dương Phước Thu tặng tôi cuốn sách “Qua sông nhìn lại bến bờ” vừa ra mắt. Đây là tập bút ký tư liệu - nghiên cứu lịch sử, khảo lược quá trình hình thành xứ Thuận Hóa, tỉnh Thừa Thiên đến thành phố Huế ngày nay. Lướt qua phần viết về quê mình, tôi gọi điện cho anh, phản ứng vì xưa đến giờ, làng tôi chỉ là một, không có thôn La Chử Thượng, thôn La Chử Trung, thôn La Chử Đông, thôn La Chử Nam, thực chất Thượng, Trung, Đông, Nam là các phường của làng. Vài ngày sau, anh nói tôi tới lấy “vật chứng” với lời phàn nàn: Tức quá, sách mới ra đã có 2 người phàn nàn rằng chưa chính xác! Tài liệu anh đưa là bản sao Quyết định của UBND tỉnh về việc phê chuẩn số thôn, khu vực của các xã, thị trấn thuộc huyện Hương Trà từ tháng 8/2000; căn cứ để anh đưa thông tin vào.

Hình bóng quê nhà
Lần đầu ghi nhận loài chim Quắm đen tại vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

Trong khuôn khổ thực hiện đề tài độc lập cấp quốc gia "Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng khu hệ chim và đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn các loài chim ở vùng đầm phá ven biển miền Trung Việt Nam" do Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung, Sở KH&CN chủ trì và TS. Hồ Thắng chủ nhiệm triển khai thực hiện, nhóm nghiên cứu lần đầu tiên ghi nhận được loài chim Quắm đen ở vùng cửa sông Ô Lâu, thuộc đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Lần đầu ghi nhận loài chim Quắm đen tại vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
Giữ gìn làng quê sạch đẹp

Hậu xây dựng nông thôn mới (NTM), các địa phương trên địa bàn tỉnh thi đua nhân rộng các khu dân cư (KDC) kiểu mẫu. Đây là mô hình có tính tổng hợp các tiêu chí, là mẫu chuẩn trong xây dựng NTM gắn với các tiêu chí khó như: xây dựng KDC văn minh, thi đua làm các tuyến đường kiểu mẫu, thực hiện phân loại rác tại nguồn, chuyển đổi sản xuất an toàn…

Giữ gìn làng quê sạch đẹp

TIN MỚI

Return to top