ClockChủ Nhật, 17/07/2022 06:45

Gốm cổ Nhật Bản kể chuyện Phật giáo

TTH - Không chỉ đạt độ tinh xảo, điêu luyện, gốm cổ Satsuma Nhật Bản còn được xem là tuyệt tác khi kể lại câu chuyện Phật giáo thông qua những hiện vật. Ở đó, người xem như đắm chìm bởi kỹ - mỹ thuật điêu luyện của nghệ nhân chế tác, cũng như văn hóa xứ sở Phù Tang.

Nghệ thuật Phật giáo trên gốm cổ Satsuma Nhật Bản

Một chiếc bình gốm Satsuma được trưng bày tại triển lãm

Bộ sưu tập gốm cổ Satsuma Nhật Bản của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn cùng với những người bạn trong giới vừa “trình làng” tại triển lãm có chủ đề “Nghệ thuật Phật giáo trên gốm cổ Satsuma Nhật Bản”.

Trong không gian Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế (15A Lê Lợi, TP. Huế) - nơi diễn ra cuộc triển lãm, người xem như lạc vào một thế giới khác, không chỉ sự lộng lẫy, sang trọng ở hiện vật mà còn ở mỗi câu chuyện, thông điệp trên đó.

Với hơn 200 hiện vật gồm hệ thống tượng Phật, linh vật, đỉnh, lư, thống, bình, bộ đồ trà, tô chén dĩa... được chủ nhân bày biện một cách bài bản, công phu. Cứ như thế, người xem như bị cuốn hút và không khỏi trầm trồ bởi sự độc đáo và hiếm có của từng hiện vật.

Tất cả là gốm Satsuma – một trong những dòng gốm xếp vào loại đẳng cấp xuất hiện dưới thời Thiên Hoàng Minh Trị (1868-1912). Gốm này được chia làm hai dòng: Kyo-Satsuma và Gosu-Blue Imperial Satsuma.

Quan khách tham quan không gian trưng bày gốm cổ Satsuma Nhật Bản 

Satsuma nổi tiếng không chỉ ở độ khó khi làm thai gốm lớn, nung thủ công khéo léo, vẽ kỹ thuật thổ cẩm Moriage với rồng, họa tiết bút lông sống động, nhũ vàng Nishikie tinh tế… Satsuma còn thể hiện sự dân chủ, cởi mở thông qua các triện ấn chứng một thương hiệu gốm lừng danh và gắn kết tên tuổi của các nghệ nhân có tầm ảnh hưởng đến nghệ thuật trà, trang trí mỹ thuật và hội họa Âu Mỹ cuối thế kỷ XIX.

Riêng những hiện vật triển lãm lần này tập trung vào chủ đề Phật giáo một cách sinh động, hấp dẫn. Ở đó, người xem nhận thấy rõ ràng hình ảnh cuộc đời của đức Phật trên những chiếc dĩa lớn, hay những tô chén như buổi thị giảng của Đức Phật; những vị Phật, Bồ-tát thị hiện nét mặt viên dung, hiền hòa bên cạnh những vị La-hán sắc mặt dữ tợn vừa ra tay hàng long hay phục hổ…

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn cho hay, người Nhật tiếp biến triết học, ẩn dụ và biểu trưng Phật giáo từ Trung Hoa rất sớm qua các bảo tượng, đồ khí và tranh vẽ. Đỉnh cao là kỹ thuật tranh Phù Thế thế kỷ 16 đã trở thành vô giá khi mô tả thế giới sự vật vừa sinh động vừa hư ảo mà giới quý tộc thời đó rất chuộng dùng để trang trí hay thờ phụng. Kịp kế thừa kỹ thuật này suy thoái vào thời Thiên Hoàng Minh Trị, nghệ nhân gốm Satsuma Nhật Bản đã tiếp tục đảm trách sứ mạng truyền bá văn hóa, tôn giáo xứ Phù Tang ra thế giới và không ngừng hấp dẫn giới sưu tập toàn cầu.

Nhiều người yêu gốm đã đắm đuối khi tận mắt nhìn thấy những hiện vật gốm được nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn và bạn trong giới đưa ra triển lãm lần này. Lâu nay khi nhắc đến gốm Nhật ai cũng biết rằng đó là nơi xuất sứ của nhiều dòng gốm xịn xò phục vụ cho việc trang trí đến đời sống sinh hoạt. Gốm Nhật cũng được xếp vào hạng thượng thừa khi so sánh với nhiều loại gốm khác trên thế giới.

Anh Nguyễn Thịnh (TP. Huế) khi đến xem triển lãm gốm Satsuma Nhật Bản đã không khỏi bất ngờ vì lâu nay nghe nói về dòng gốm này rất nhiều, nhưng đây là lần đầu tiên tận mắt chứng kiến. Ấn tượng trong vị khách này đó là những nét vẽ trên các hiện vật được thể hiện một cách tinh tế, lột tả  được tinh thần của Phật giáo. “Nhìn những hiện vật gốm này mới thấy được sự phát triển trong kỹ thuật sáng chế một cách điêu luyện cũng như cách chuyển tải văn hóa, triết lý của người Nhật. Đúng là đẳng cấp!”, anh Thịnh nhận xét.

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn nói thêm, Việt Nam và Nhật Bản từng có sự giao lưu thương mại từ lâu đời, sự giao lưu đó vẫn đang phát triển, mật thiết cho đến ngày hôm nay. Vì thế, khi đưa cuộc triển lãm này “trình làng” không ngoài mục đích giúp quần chúng có dịp thưởng lãm, cảm thụ để có cái nhìn đúng đắn về nghệ thuật Phật giáo thông qua đồ gốm cổ Nhật Bản. Đặc biệt là dưới triều đại vàng son của Thiên Hoàng Minh Trị.

Bài, ảnh: NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tặng quà cho Nhân dân bản Sê Sáp

Ngày 7/12, tại Trạm kiểm soát Biên phòng Hồng Thái, Đồn Biên phòng Nhâm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện A Lưới phối hợp cùng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện, MTTQ xã Quảng Nhâm và Đồn Biên phòng Nhâm tổ chức Chương trình tặng quà cho Nhân dân bản Sê Sáp huyện Ka Lừm, tỉnh Sê Kông, CHDCND Lào.

Tặng quà cho Nhân dân bản Sê Sáp
Mỗi cổ vật là một câu chuyện

200 hiện vật, cổ vật, đồ gốm sứ không chỉ gắn liền với đời sống tâm linh Phật giáo, mà còn là những di sản văn hóa vô cùng có giá trị đang được giới thiệu với công chúng tại Bảo tàng Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn.

Mỗi cổ vật là một câu chuyện
Kể chuyện di sản Huế bằng hội họa

Hơn 12 năm cầm cọ, Nguyễn Đình Việt (SN 1989, Hà Tĩnh) đã đại diện nhóm họa sĩ trẻ Việt Nam tham gia Triển lãm nhóm tại KTG Gallery Hamburg, Đức (năm 2015) và Triển lãm nhóm @Art NewGen tại TP. Songkhla, Thái Lan (năm 2021) để lại nhiều dấu ấn nghệ thuật trong lòng bạn bè quốc tế và các nhà sưu tập.

Kể chuyện di sản Huế bằng hội họa
Kể chuyện về dệt limar tại Bảo tàng Nghệ thuật châu Á

Tại Bảo tàng Nghệ thuật châu Á, Đại học Malaya ở Kuala Lumpur (Malaysia), triển lãm “Truyền thống dệt limar bị lãng quên” đang mang đến cho những người đam mê dệt may và du khách cơ hội để khám phá những câu chuyện lịch sử hình thành nên loại vải có tuổi đời hàng thế kỷ này.

Kể chuyện về dệt limar tại Bảo tàng Nghệ thuật châu Á

TIN MỚI

Return to top