ClockThứ Sáu, 07/06/2019 21:33

Hướng đi mới cho diều

TTH - Thông tin Lễ hội Diều 2019 sẽ được tổ chức từ ngày 8-15/6/2019 tại TP. Huế vừa được Sở Du lịch công bố không ngờ lại được đón đợi đến thế.

Ngay lập tức, một ông bố trẻ từ Mỹ nhanh tay save cái brochure về lễ hội lên facebook. Vui như nhà thám hiểm Columbus tìm ra châu Mỹ, bởi cách đây đúng 19 năm, anh từng có bài viết đầu tiên của mình trên Báo Thừa Thiên Huế về diều.

Khi ấy, trong khuôn khổ Festival Huế, nghề chế tác diều truyền thống hơn nửa thế kỷ của Huế có cơ hội được quảng bá, để công chúng biết đến những nghệ danh tài hoa như cụ Nguyễn Văn Bê, với những thăng trầm đời người, đời nghề...

Sau này, anh viết thêm nhiều bài báo khác về diều Huế, với một mơ ước: “Không chỉ xen ghép trong khuôn khổ các kỳ festival, tại sao Huế không tổ chức những festival diều độc lập vào dịp hè, để các bậc phụ huynh đưa con đến Huế, cho trẻ trải nghiệm diều, tham quan diều, mua diều....”.  Sau hàng chục năm, khi nghệ nhân Nguyễn Văn Bê vắng bóng, khi nghề diều đã có thêm thế hệ kế cận, ước mơ ấy đã thành hiện thực.

Cũng cách đây hơn 15 năm, chúng tôi từng có dịp trò chuyện cùng  nghệ nhân trẻ Nguyễn Đăng Hoàng. Trong căn nhà chật hẹp ở Thành nội, chàng trai trẻ ấy cũng có một ước mơ, sau những chuyến được biểu diễn, tham quan các làng diều ở một số nước trong khu vực. “Em không nghĩ nghề làm diều của họ lại sầm uất đến vậy. Những xưởng diều nối tiếp. Khách du lịch tấp nập. Nhiều người có công ăn việc làm từ diều. Họ làm được, sao mình có nghề diều truyền thống độc đáo hàng trăm năm lại không làm được?”. Cho đến nay, tôi vẫn chưa quên ánh mắt cháy bỏng, khát khao của Hoàng khi ấy...

Theo kế hoạch vừa được Sở Du lịch công bố, Lễ hội Diều 2019 có nhiều sự kiện hấp dẫn như triển lãm diều nghệ thuật; làm diều và vẽ trang trí diều... Riêng hoạt động triển lãm diều kéo dài 7 ngày cùng nhiều chương trình bên lề như  thi lắp ráp diều, vẽ tranh trên diều, biểu diễn thả diều nghệ thuật... Có lẽ, để nghề làm diều ở Huế trở thành một công nghệ chuyên nghiệp, một dịch vụ du lịch - thương mại hái ra tiền như Hoàng mơ ước, sẽ là hành trình dài. Nhưng ít nhất, những viên gạch đầu tiên đang được đặt.

Sau hàng chục năm đồng hành cùng các kỳ Festival Huế, những cánh diều rực rỡ đã mặc định trên khoảng trời lộng gió ở quảng trường Ngọ Môn, trên sân khấu áo dài của nhà thiết kế Minh Hạnh, trong tâm tưởng của những thế hệ. 

Rồi đây, những cánh diều đẹp đẽ, nghề làm diều, biểu diễn vốn là di sản văn hóa độc đáo của Huế sẽ trở thành thương hiệu, trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Đó cũng là mục tiêu mà ban tổ chức Festival Diều 2019 đặt ra, cho hướng đi mới và lâu dài của diều...

KIM OANH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lắp đặt 50 ghế đá phục vụ người dân, du khách

Sáng 28/8, Công ty TNHH Grab Việt Nam phối hợp với Sở Du lịch tổ chức lễ trao tặng dự án hỗ trợ lắp đặt ghế đá, trụ trang trí Grab tại 3 địa điểm: Đại Nội Huế, chợ Đông Ba, đường Phú Mộng.

Lắp đặt 50 ghế đá phục vụ người dân, du khách
Khảo sát, học tập mô hình du lịch nông nghiệp nông thôn, du lịch OCOP

Thực hiện kế hoạch 482/KH-UBND ngày 29/12/2022 của UBND tỉnh về triển khai chương trình phát triển văn hoá, du lịch - dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023, trong hai ngày 21 - 22/7, Sở Du lịch tổ chức chương trình khảo sát, học tập mô hình du lịch nông nghiệp nông thôn, du lịch OCOP tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Khảo sát, học tập mô hình du lịch nông nghiệp nông thôn, du lịch OCOP
Sôi động Ngày hội Lân Huế năm 2022

Tối 3/9, tại Quảng trường Ngộ Môn, Sở Du lịch tổ chức khai mạc Ngày hội Lân Huế năm 2022, ngay sau đó là đêm thi đầu tiên của ngày hội.

Sôi động Ngày hội Lân Huế năm 2022

TIN MỚI

Return to top