Con gái có nên học nuôi trồng thủy sản?
08/04/2024 17:44
Với sự phát triển của nông nghiệp và thủy sản, việc học và làm việc thủy sản không chỉ là một lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn mà còn mang lại nhiều cơ hội và tiềm năng cho cả nam và nữ. Tuy nhiên, khi xem xét từ góc độ của phụ nữ, công việc này đòi hỏi các kỹ năng đặc biệt và có thể khác biệt so với nam giới. Hãy cùng khám phá chi tiết về ngành nghề này đối với phụ nữ trong bài viết dưới đây.
Chầm chậm tháng Ba
17/03/2024 14:02
Tháng Ba, đôi khi mình muốn ngồi thật lâu dưới một tán cây. Những dải nắng trùng trình rọi qua vòm lá rậm, rắc mật lên bờm hoa mê mướt tím, đậu lại trên đôi cánh bầy sẻ đang mổ vào hư vô. Màu xanh ngợp đầy của lá tràn vào lồng ngực tháng Ba, như thôi thúc người ta hoài vọng về một quãng đồng mùa con gái, một cánh rừng rộng đến mộng mị, hay ấp ủ chiêm bao trong mảnh vườn tuổi nhỏ. Lứa gió đầu xuân hãy còn hây hẩy, nhu mì, nhón tay mở những cánh cửa tỉnh thức, thả bầy ý nghĩ đi rong. Giữa quãng vắng tưởng như bất động, mình ngồi đợi những xa xôi quay về.
Hạnh phúc khi đến với người nghèo
15/03/2024 11:17
Ngoài 70 tuổi, bà Hồ Thị Châu, hội viên phụ nữ phường Xuân Phú, TP. Huế tự nhận mình là người hạnh phúc. Trên chiếc xe máy, ngày ngày bà vẫn miệt mài đi tìm và đến với người nghèo. Hơn 20 năm, bà vẫn muốn làm công việc thiện nguyện theo bà từ thời con gái. Bà Châu cũng là gương mặt phụ nữ tiêu biểu vì cộng đồng được Hội LHPN tỉnh tuyên dương năm 2023.
Giữ nghề đan chiếu Âmber
19/02/2024 15:45
Theo tục lệ của người Tà Ôi, trong các lễ cưới hỏi truyền thống, người con gái sẽ phải mang theo chiếu sính lễ (chiếu Âmber) để thể hiện tình yêu thương đối với nhà trai. Tùy theo điều kiện kinh tế mà đàng gái có thể đem một hoặc càng nhiều chiếu càng tốt. Phong tục này vẫn được lưu truyền, bởi thế, nghề đan chiếu Âmber vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay…
Nụ cười Đông Ba
08/02/2024 13:48
Mệ Hoàng Thị Khanh, 81 tuổi, buôn bán cau trầu từ thời con gái như một nhân chứng lịch sử, chứng kiến bao buồn vui của ngôi chợ trên 120 tuổi này. Mệ kể, trước năm 1975, tiểu thương đều mặc áo dài, và Đông Ba như một xứ Huế thu nhỏ, là nơi gìn giữ bản sắc của di sản văn hóa Huế. Đôi khi khách phương xa đến Huế, ra chợ Đông Ba, cốt chỉ để được nghe rặt tiếng Huế của các dì, các mệ.
Tìm nữ liệt sĩ trong ảnh
01/02/2024 13:31
Cách đây khá lâu, trong một lần trò chuyện, anh Hồ Viết Lễ (nguyên Chủ tịch UBND Phú Vang) đã cho tôi xem bức ảnh chụp ở chiến khu cuối năm 1973. Khi tôi hỏi người con gái đứng bên cạnh ông Vũ Thắng (nguyên Bí thư Tỉnh ủy) là ai, anh Lễ cho biết: Đó là chị Lành, đại diện cho xã Phú Hồ tham dự Đại hội mừng công 18 năm thắng Mỹ của quân và dân Thừa Thiên Huế.
Chuyện dựng vợ gả chồng của đồng bào Pa Cô
21/01/2024 11:59
Với quan niệm “đời người chỉ cưới một lần”, đồng bào Pa Cô (huyện A Lưới) vẫn luôn xem lễ cưới là một trong những nghi lễ quan trọng nhất để ghi dấu bước trưởng thành của mỗi người. Những lễ vật nhà trai chuẩn bị là tiền, vàng, bạc, bò, heo... Còn nhà gái sẽ là tấm zèng, gạo, đặc sản địa phương, các loại gà, vịt, cá suối… Trong ngày cưới, phía nhà gái treo hai tấm zèng trước cửa nhà, báo hiệu gia đình có hỷ sự. Sáng sớm, trước khi đưa con gái về nhà chồng, gia đình nhà gái làm nghi lễ xuất gia, cáo với tổ tiên việc cháu gái đi lấy chồng. Khi tiễn con gái về nhà chồng, nhà gái mang theo các lễ vật như: zèng, gà luộc, gói xôi…
Tết nội, tết ngoại
07/01/2024 13:20
Mỗi lần lên nhà con gái trên phố thăm chơi rồi về, bà lại “ca sáu câu” về chàng rể. Không rành công việc của con nhưng việc nhà thì chỉ thoáng qua, bà đã tấm tắc. Theo bà, rời công sở về đến nhà là con rể luôn tay, từ quét nhà, giặt đồ đến đón con hay chùi buồng tắm. Mẹ vợ ái ngại nhìn chàng rể lau bàn ăn, rửa chén bát rồi xách rác đi đổ sau bữa tối, trong khi con gái cho cháu ăn. Đến xách xô nước hay bê bịch gạo từ hiên vô nhà, chồng cũng nhanh nhanh tranh phần: “Để anh, để anh”.
Nguyễn Thanh Hiếu - Người anh hùng thầm lặng - Bài 2: Để lại quê hương dáng hình “tạc vào thế kỷ”
09/12/2023 07:13
Nguyễn Thanh Hiếu, sinh năm 1938, quê ở vùng ven biển Cảnh Dương thuộc thôn Bình An, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, thoát ly năm 1960. Trước khi lên chiến khu, ông mang tên: Nguyễn Văn Chiến. Giải thích lý do ông Nguyễn Thanh Hiếu xâu lỗ tai, ông Nguyễn Thanh Thảo cho biết, cha mẹ tôi sinh 6 người con. Do 4 người con đầu toàn gái, sợ khó nuôi nên khi sinh anh Chiến (tức Hiếu), mạ tôi cho bấm lỗ tai.
Cuốn sách về A Lưới sớm có “tiếng vọng” từ Mỹ
30/07/2023 06:57
Vào lúc bài viết về cuốn “Tiếng vọng Trường Sơn” (NXB Thuận Hóa, 2023) đang lên khuôn khi tôi đưa vào tập sách “Đường đời muôn nẻo” (NXB Hội Nhà văn, 2023), từ TP. Hồ Chí Minh, chị Đạm Thư liên tiếp chuyển ra Huế những phản hồi rất cảm động về tác phẩm mà chị vừa “dốc tài sức” hoàn thành. Có thể nói như thế vì “sức” một bà lão 88 tuổi, “cấp tập” bay ra Huế rồi lên tận A Lưới, thăm lại “người xưa” và cũng để “kiểm tra thực trạng” xem vùng đất từng bị hủy diệt đã hồi sinh ra sao; rồi về lại Huế, cùng con gái chỉnh sửa cuốn sách đưa nhà in chỉ xong trong vòng mươi hôm, quả là hiếm. Còn “tài” đây là “tài chính” - một cán bộ lương hưu không cao, bỏ tiền túi mua vé bay khứ hồi TP. Hồ Chí Minh - Huế, rồi tiền in “sách không bán”; lại “quyết” bỏ thêm tiền in hơn trăm ảnh màu khi thấy bản in ảnh “đen-trắng” không rõ, cũng là điều đáng kính nể.