Quẩn quanh chuyện ăn

Quẩn quanh chuyện ăn

(TTH) - Những thông tin cụ thể, chi tiết và chính xác mà công luận được tiếp nhận gần đây, và với mật độ ngày một dày hơn trên các kênh thông tin truyền thông, mạng xã hội lại một lần nữa đặt ra một câu hỏi nghi ngại. Nó không chỉ dừng lại ở chúng ta đang ăn gì, như thế nào mà là trong những thứ mà chúng ta đang ăn mỗi ngày, có bao nhiêu thực phẩm - cả lương thực nữa - là an toàn?      
Nghĩ từ những chuyện… nhỏ

(TTH) - Một lần vui chuyện, chúng tôi hỏi một vài người làm văn hóa trong tỉnh: Tại sao Huế không tổ chức được những liveshow ca nhạc như các nơi?. Họ cười bảo: nếu có đủ tiền để trả cát-xê cho các sao ca nhạc đi nữa thì chúng ta cũng không có sân khấu đủ chuẩn để làm.

Nghĩ từ những chuyện… nhỏ
Xanh ngay từ suy nghĩ

(TTH) - Những thiên tai bất thường gây ra hậu quả nặng nề xảy ra gần đây cho thấy biến đổi khí hậu đang đặt ra cho Việt Nam rất nhiều thách thức cần phải giải quyết. Đây là trách nhiệm mà doanh nghiệp phải gánh vác cho một xã hội phát triển bền vững.

Xanh ngay từ suy nghĩ
Mơ đến ngày xưa

(TTH) - Nhớ ngày trước ở quê, người dân làng tôi ở vùng hạ lưu thuộc thị xã Hương Thuỷ thường có một tâm trạng chờ lụt (tuyệt đối không chờ bão!). Nắng mưa là chuyện của trời. Sau vụ mùa hè thu “thóc khén rơm khô” là đến mùa lũ lụt. Cơn giận của Thuỷ Tinh gây bao tai ương nhưng cũng chính lũ lụt đã đem lại phù sa cho những cánh đồng vùng ven đô Huế. Thời ấy, đã mấy chục năm về trước, cuộc sống còn khó khăn, nghe tin lụt về, sáng dậy người người rủ nhau tranh thủ đi vớt củi rìu, còn gọi là củi rều (củi mục trôi theo dòng nước lũ) đem về phơi làm chất đốt. Một số khác rủ nhau đi cất rớ, có khi suốt đêm không ngủ, cá kiếm được là nguồn sống của không ít gia đình buổi mưa lũ, giáp hạt. Bởi vậy, lần đầu tiên nghe Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đưa ra khái niệm “sống chung với lũ”, tôi cảm thấy tâm đắc. Nó diễn đạt đúng và sâu sắc thực tế và suy nghĩ của người dân vùng lũ lụt như Huế mình.

Mơ đến ngày xưa
Thiếu hoạt động tôn vinh sách quý

(TTH) - 1. Cuộc triển lãm về Kiều với gần 1.000 bản sách quý tại Trung tâm mục vụ giáo phận Huế bên lề hội thảo về thân thế, sự nghiệp của L.Cadière là một hoạt động thu hút sự quan tâm của những người yêu văn hóa. Tiêu điểm là sự xuất hiện của bản sách cổ Kim Vân Kiều tân truyện (Nhâm Thân 1872, tái bản năm Tân Hợi 1891) từng đạt giải cuộc thi Những cuốn sách vàng 2004. Theo hiểu biết của những người yêu sách, mảnh đất thần kinh vốn là trung tâm văn hóa một thời, ắt sẽ có những bản Kiều gần như chuẩn, hoặc được in; hoặc được triều đình bảo quản, lưu giữ. Ngoài giá trị thời gian, nó còn có độ chính xác cao, hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, tiến tới xác định một bản Kiều nguyên gốc.

Thiếu hoạt động tôn vinh sách quý
Niêm yết giá - chuyện không nhỏ

(TTH) - Tuần qua, cơ quan quản lý thị trường và Ban quản lý chợ Đông Ba tiến hành kiểm tra việc niêm yết giá trong hoạt động kinh doanh tại chợ Đông Ba. Đây là một động thái tích cực, nhưng xem ra việc kiểm tra, xử lý nói trên vẫn mang nặng tính hình thức và như… muối bỏ bể.

Niêm yết giá - chuyện không nhỏ
Nét quê tần tảo

(TTH) - Bất chợt gặp ở phố một vóc dáng quen quen. Chiếc xe đạp cũ nát với lỉnh khỉnh bao thứ hàng hóa. Một giọng nói quen thuộc: “Chào chú. Có nhớ tui không, tui con mụ…?”. Ký ức như ùa về. Một thoáng quê hương với bao lam lũ, nhọc nhằn...

Nét quê tần tảo
Dòng sông bình phục

(TTH) - Ngoài sông Hương, xứ Huế còn có dòng sông An Cựu, đã đi vào tâm thức của người Huế qua câu hát ru da diết:

Dòng sông bình phục
Vinh quang và trách nhiệm

(TTH) - Ngày doanh nhân (DN) 13/10 được xem là cột mốc đánh dấu sự thừa nhận của xã hội với bộ phận DN trong nước. Thực tiễn gần 25 năm đổi mới là minh chứng khẳng định đội ngũ DN Việt Nam là đại diện cho lực lượng sản xuất mới trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN… Ở tỉnh ta, với trên 3.500 doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế cùng hàng ngàn hộ kinh doanh cá thể khác là lực lượng chủ yếu đóng góp vào nguồn thu của ngân sách, cũng như sự nghiệp phát triển của tỉnh nhà.

Vinh quang và trách nhiệm
Phong cách Huế trong kinh doanh

(TTH) - Mới đây, tình cờ tôi được đọc trên tạp chí Sông Hương bài viết của nhà báo Trần Bá Đại Dương về sự ra đời và tồn tại của nhà xuất bản âm nhạc chuyên nghiệp đầu tiên của Việt Nam trên đất Huế, Nhà xuất bản Tinh Hoa của ông Tăng Duyệt, ra đời từ những năm 40 của thế kỷ trước. Chuyện rằng, ngay từ năm mới lên mười, ông Tăng Duyệt đã mồ côi bố, ở với anh trai đi học đến năm 15 tuổi thì phải nghỉ học chữ để theo học nghề và làm thợ chụp ảnh. Mê đọc sách, ông dành tiền tiêu vặt, tiền lương lùng mua sách để đọc, lập tủ sách riêng. Lấy vợ, ông Duyệt mở cơ sở sản xuất đồ gỗ dân dụng nhưng thất bại. Mê sách, thấy thời đó ở Huế số người đọc sách có nhu cầu mua bán sách nhiều, ông Tăng Duyệt mở hiệu sách Tinh Hoa ở đường Gia Long sau chuyển qua đường Trần Hưng Đạo. Tiếp đến, mở Nhà in Tân Hoa, rồi Nhà Xuất bản Tinh Hoa.

Phong cách Huế trong kinh doanh
Nhà cho người thu nhập thấp, ai được lợi?

(TTH) - Sau hơn 1 năm trễ hẹn, tuần qua Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Nhà Vui (gọi tắt là Nhà Vui) đã khởi công dự án xây dựng nhà cho người thu nhập thấp (DA NCNTNT) tại khu tái định cư (TĐC) Bàu Vá trên diện tích trên 8.800m2 với 5 block gồm 294 căn hộ.

Nhà cho người thu nhập thấp, ai được lợi
Thân phận hàng ngàn hiện vật...

(TTH) - Ngay sau cơn lụt đầu mùa mới đây, chúng tôi trở lại Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng - nơi đang trưng bày, lưu giữ hàng ngàn hiện vật của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế từ thời sơ sử…

Thân phận hàng ngàn hiện vật
Một vài nhận diện về tâm lý công chức

(TTH) - Để một bộ máy Nhà nước vận hành, điều hành đạt được nhiều kết quả trong phát triển kinh tế - xã hội, chắc chắn những người tham gia trực tiếp vào các công việc vận hành bộ máy ấy, điểm tốt bao giờ cũng vượt trội. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là mọi người đã hài lòng tất cả. Trong bài viết này, thử nhận diện một vài dạng tâm lý không tốt của cán bộ công chức.

Một vài nhận diện về tâm lý công chức
Tiền nào, của ấy

(TTH) - Tháng 8 vừa qua, ở Xí nghiệp (XN) may trực thuộc CTCP Dệt May Huế có hơn 200 công nhân có thu nhập trên 4 triệu đồng/tháng; trong đó, hơn 50 người thu nhập trên 5 triệu và hơn 20 người thu nhập trên 6 triệu. Ở XN Sợi có khoảng 100 công nhân thu nhập trên 4 triệu đồng/tháng. Theo, lãnh đạo CTCP Dệt May Huế, khả năng các tháng tới, số công nhân có mức thu nhập trên 4 triệu đồng sẽ tiếp tục tăng, do công ty đã có đơn hàng ổn định với giá trị cao; công tác tổ chức sản xuất hợp lý hơn nên đã đẩy năng suất lên. Ngoài ra, mức thu nhập cao của nhiều người đã động viên không khí thi đua lao động trong toàn công ty...

Tiền nào, của ấy
Cụ Phan Chu Trinh bài trừ… vàng mã

(TTH) - Mới đây, việc chính Phủ ban hành nghị định cấm đốt vàng mã nơi công cộng đã dấy lên nhiều luồng dư luận. Người thì nói phải nghiêm cấm việc đốt vàng mã như cấm pháo bởi tục lệ này quá tốn kém, vô bổ và gây ô nhiễm môi trường. Người thì bảo không nên cấm vì đốt vàng mã là phong tục, tín ngưỡng dân gian lâu đời của người Việt. Ngày tết, ngày giỗ chạp, mừng nhà mới, đám tang… và bất cứ lễ hội dân gian nào, ít nhiều đều kèm tục đốt vàng mã theo kiểu “vô vàng mã bất thành lễ”.

Cụ Phan Chu Trinh bài trừ… vàng mã
Vốn cho vay của ngân hàng sẽ “rủng rẻng” hơn

(TTH) - Ngày 1/1/2010, thông tư 13 sửa đổi của Ngân hàng Nhà nước Trung ương sẽ có hiệu lực. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia cũng và các ngân hàng, với những qui định mở rộng khái niệm nguồn vốn huy động sẽ làm cho các ngân hàng tăng nguồn vốn cho vay. Đây sẽ là một trong những điều kiện để các ngân hàng thực hiện lộ trình hạ lãi suất, phục vụ tốt hơn nhu cầu vay sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và của người tiêu dùng.

Vốn cho vay của ngân hàng sẽ “rủng rẻng” hơn
Return to top