Thể thao trong nước
HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỘI THỂ THAO TOÀN QUỐC 2018:

Cầu lông vượt dốc

ClockChủ Nhật, 18/11/2018 08:09
TTH - Không phải là môn mũi nhọn, nhưng cầu lông Huế vẫn đặt chỉ tiêu giành huy chương tại Đại hội Thể thao (ĐHTT) toàn quốc 2018. Điều đáng nói, bộ môn cầu lông đang nằm trong giai đoạn thiếu hụt lực lượng đỉnh cao…

Cầu lông Huế: Khó khăn nhưng không bỏ cuộcKhởi tranh giải cầu lông - bóng bàn Đại hội TDTT tỉnh

Nguyễn Quang Phong - VĐV kiêm HLV chia sẻ kinh nghiệp với học trò và cũng là đồng đội trước giờ lên đường dự ĐHTT toàn quốc 2018

Phong trào mạnh

Trong năm 2018, chỉ tính riêng tại giải cầu lông tranh cúp Ẩm thực Trần mà Chủ tịch Liên đoàn Cầu lông tỉnh Phan Thanh Hải đem về tranh tài tại Trung tâm Thể thao Huế đã quy tụ gần 400 VĐV đến từ Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, TP. Hồ Chí Minh, Thái Bình và Hà Nội tham gia. Nói “đem về” bởi phần đông nhà tài trợ ở Đà Nẵng và họ có thể tổ chức tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, với điều kiện cơ sở vật chất, kinh nghiệm tổ chức và phong trào khá mạnh, Huế được chọn là nơi diễn ra giải cầu lông quy mô này.

Không chỉ tham gia thi đấu trong tỉnh, các tay vợt Thừa Thiên Huế còn thường xuyên tham gia những giải diễn ra ở tỉnh, thành phố bạn. Gần đây nhất (đầu tháng 11), hơn 30 VĐV đến từ 3 CLB cầu lông của Huế đã tranh tài ở giải đấu phong trào quy tụ gần 500 VĐV tại Đà Nẵng, ông Phan Thanh Hải thông tin.

Buổi tập luyện của VĐV cầu lông Huế

Thành lập từ năm 1994, Liên đoàn Cầu lông Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. “Cầu lông trở thành môn thể thao hiện diện thường xuyên trong nhiều đơn vị cơ quan, ban, ngành cũng nhiều cá nhân, gia đình trên địa bàn tỉnh. Tính đến nay, toàn tỉnh có hơn 100 sân thi đấu trong nhà, gần 400 sân cầu lông ngoài trời, gần 200 CLB, điểm tập, thu hút sự tham gia tập luyện của hàng nghìn người ở mọi lứa tuổi. Ngoài 9 huyện, thị, thành phố, phong trào cầu lông còn được “phủ sóng” rộng khắp ở các xã, phường”, ông Lê Ngọc Tư – Trưởng phòng Quản lý Thể dục thể thao Sở Văn hóa và Thể thao cho biết.

Vượt dốc

Phong trào lan tỏa mạnh, cầu lông Huế đã “sản sinh” một số tay vợt tương đối đẳng cấp ở các giải chuyên nghiệp, như Nguyễn Quang Phong (HCĐ SEA Games 23), Ngô Viết Ngọc Huy (top 6 – 10 toàn quốc), Dương Quốc Khánh, Trần Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Huỳnh Thị Thanh Nhi – những cái tên liên tục gây ấn tượng ở các giải trẻ toàn quốc.

Tuy nhiên, đó là câu chuyện của của 3 - 4 năm trước. Bởi từ thời điểm 2015 trở lại, cầu lông Huế phải chia tay với 10 VĐV chủ chốt bởi nhiều lý do; trong đó, đáng tiếc nhất là Ngô Viết Ngọc Huy – một tay vợt đầy tiềm năng - giải nghệ năm 2015 lúc phong độ đang ở đỉnh cao.

Cũng trong thời điểm thiếu hụt lực lượng nghiêm trọng, cầu lông Huế còn phải đối đầu với thực tế, dù phong trào cầu lông ở Huế nằm trong top những tỉnh, thành dẫn đầu cả nước nhưng số người tập luyện cầu lông đa phần rơi vào độ tuổi 25 trở lên - quá tuổi để trở thành VĐV chuyên nghiệp. Trong khi đó, số học sinh ở lứa tuổi tiểu học thi tuyển vào VĐV năng khiếu cầu lông lại ít hơn các môn thể thao khác. Chưa kể, nếu như ở một số môn võ, vật, qua 2 năm huấn luyện, VĐV có thể thi đấu được thì đặc thù môn cầu lông cần thời gian dài hơn nhiều mới có thể phát huy những kỹ thuật ở những đấu trường đỉnh cao.

Trong khi lứa kế cận thiếu hụt, VĐV hiện tại đa phần vẫn chưa nhiều kinh nghiệm, bản lĩnh ở những đấu trường lớn thì đâu là cơ sở để bộ môn này đặt chỉ tiêu giành được huy chương ở sân chơi đẳng cấp nhất Việt Nam?

“Sau thời gian thiếu hụt lực lượng nghiêm trọng, cầu lông Huế đã làm lại với dàn 14 VĐV từ 8 – 20 tuổi, cùng với phương pháp, quy trình huấn luyện có phần khác biệt để trước mắt là chuẩn bị cho ĐHTT toàn quốc 2018. Ngoài bộ đôi chủ lực Nguyễn Thị Hồng Nhung - Huỳnh Thị Thanh Nhi, trong số 6 VĐV tham dự ĐH sẽ có tên Nguyễn Quang Phong, HLV kiêm VĐV. Với kinh nghiệm, đẳng cấp của mình, tôi tin Phong sẽ cùng học trò và là đồng đội gánh vác được trọng trách nói trên”, ông Hồ Đắc Quang – Hiệu trưởng Trường trung cấp Thể dục thể thao Huế chia sẻ.

Quyết tâm của bộ môn cầu lông là câu chuyện trước mắt. Còn ở bài toán đường dài, bên cạnh quyết tâm, cầu lông Huế cần thêm đầu tư, những đợt cọ xát với VĐV đẳng cấp hơn để tạo điều kiện “đốt cháy giai đoạn”, gia tăng kinh nghiệm cho các VĐV trẻ. Thực tế, VĐV cầu lông Huế thường thể hiện năng lực của mình khá tốt ở độ tuổi 15 trở lại. Nhưng từ 16 tuổi trở lên – giai đoạn bước vào nâng cao nhưng đầu tư chưa xứng tầm, điều này khiến nhiều VĐV cầu lông Huế mai một tài năng khá đáng tiếc.

Bài, ảnh: Hàn Đăng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

230 tay vợt dự giải bóng bàn các câu lạc bộ thị xã Hương Thủy mở rộng

Trong 2 ngày (14-15/12), Trung tâm Văn hoá Thông tin & Thể thao thị xã Hương Thủy phối hợp với Cảng hàng không quốc tế Phú Bài tổ chức giải bóng bàn các câu lạc bộ (CLB) Hương Thủy mở rộng năm 2024. Giải thu hút 230 tay vợt của 32 CLB trên địa bàn thị xã, toàn tỉnh và các CLB đến từ Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Hưng Yên, tham gia tranh tài.

230 tay vợt dự giải bóng bàn các câu lạc bộ thị xã Hương Thủy mở rộng
Giải cầu lông, bóng bàn có số lượng vận động viên tham gia đông kỷ lục

Giải vô địch cầu lông, bóng bàn các lứa tuổi Câu lạc bộ (CLB) tỉnh mở rộng lần VIII - 2024 khởi tranh tối 14/11 tại Nhà thi đấu Trung tâm thi đấu thể thao tỉnh, thu hút hơn 700 VĐV nam, nữ đến từ 42 CLB tham gia tranh tài. Đây cũng là giải đấu có số lượng VĐV tham gia đông nhất sau 7 lần tổ chức.

Giải cầu lông, bóng bàn có số lượng vận động viên tham gia đông kỷ lục
Bắn cung & chu kỳ “thịnh - suy”

Giai đoạn 2018 - 2023, bắn cung Huế được xem là “hiện tượng” khi nhiều lần đăng quang ở các giải đấu danh giá cấp quốc gia, khu vực và châu lục. Nhưng hiện tại, bắn cung Huế đang đối diện nguy cơ thoái trào.

Bắn cung  chu kỳ “thịnh - suy”
Return to top