Thể thao trong nước

Cầu lông Huế: Khó khăn nhưng không bỏ cuộc

ClockThứ Bảy, 21/07/2018 06:30
TTH - Bộ môn cầu lông tỉnh vừa trải qua 4 giải đấu trong năm 2018 nhưng chỉ giành được đúng 1 HCB. Với lực lượng chủ yếu đang ở độ tuổi thiếu niên, rất khó để cầu lông Huế tạo bất ngờ ở các giải đấu lớn, gần nhất là ở Đại hội Thể dục Thể thao (TDTT) toàn quốc 2018. Song không vì thế mà họ bỏ cuộc.

TP. Huế và ĐH Huế giành giải đồng đội môn cầu lông - bóng bàn ĐH TDTT tỉnhKhởi tranh giải vô địch cầu lông đồng đội nam nữ hỗn hợp toàn quốc

HLV Đặng Nhỉ Hà hướng dẫn học trò kỹ thuật thi đấu

Khó giành huy chương

Huấn luyện viên (HLV) Đặng Nhỉ Hà cùng các học trò vừa tranh tài ở 4 giải đấu của năm là giải đồng đội nam nữ hỗn hợp toàn quốc (tháng 5), giải thiếu niên toàn quốc (tháng 6), giải trẻ toàn quốc (tháng 6) và giải trẻ xuất sắc toàn quốc tại Quảng Nam vào tháng 7. Đáng tiếc là, cầu lông Huế chỉ giành được 1 HCB trên đất Quảng ở nội dung đơn nữ lứa tuổi 17 – 18 do công của vận động viên (VĐV) Huỳnh Thị Thanh Nhi.

Không phải năm nay chuyện tranh chấp huy chương đối với bộ môn cầu lông mới thực sự khó. Mùa giải 2017, bộ môn này cũng chỉ giành được 1 HCĐ tại giải các nhóm tuổi được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Sau tấm HCĐ vô địch quốc gia của nam VĐV Ngô Viết Quốc Huy (năm 2013), cầu lông Huế cũng ít khi có thành tích cao ở các đấu trường lớn trong nước, đáng buồn nhất là luôn trắng tay ở giải đấu lớn nhất quốc gia (giải vô địch).

Lý do chính được giải thích là lực lượng chưa thể đáp ứng. Theo HLV Đặng Nhỉ Hà, Trưởng bộ môn Cầu lông tỉnh, hiện, bộ môn chỉ có 15 VĐV, phần đông đang ở độ tuổi dưới 16. Lực lượng mỏng, trong khi các giải lại có nhiều nội dung thi đấu gồm đơn (nam, nữ), đôi (nam, nữ, đôi nam nữ) là một bất lợi cho cầu lông Huế. Việc khó có thành tích cá nhân cũng dẫn đến kết quả không thể có được thành tích đồng đội. Ngoài ra, với độ tuổi VĐV chưa đạt tới độ chín, cơ hội cho các tay vợt Cố đô gặt hái huy chương ở giải vô địch trẻ hay vô địch quốc gia là vô cùng khó khăn.

Cần phải nói thêm là, sau giai đoạn thành tích tương đối tốt của môn cầu lông là năm 2013 - 2015, sự ra đi của nhiều tay vợt giàu kinh nghiệm khiến bộ môn cầu lông tỉnh phải bước vào giai đoạn xây dựng lại từ đầu. Theo tính toán của ban huấn luyện, thông thường để có được trình độ và kỹ thuật thi đấu tốt, các VĐV mất 4 - 5 năm khổ luyện. Vì vậy, số đông VĐV trẻ ở đang tập luyện tại bộ môn cũng cần thời gian để hoàn thiện về thể hình, thể lực và kỹ chiến thuật thi đấu.

VĐV Huỳnh Thị Thanh Nhi thi đấu ở giải trẻ xuất sắc toàn quốc 2018 tại Quảng Nam

Nỗ lực tập luyện

Tại Đại hội TDTT toàn quốc 2018, cầu lông Huế đăng ký góp mặt 6 VĐV. Song, tin không vui là 2 VĐV được kỳ vọng nhất của cầu lông Huế là Ngô Viết Ngọc Huy và Nguyễn Hồng Nhung lại đang gặp chấn thương đầu gối khá nặng, khả năng phải vắng mặt tại đấu trường đại hội.

Trong danh sách tham dự đại hội TDTT toàn quốc 2018, còn có các gương mặt trẻ là Huỳnh Thị Thanh Nhi, Nguyễn Văn Phong và hai VĐV cũ được mời trở lại đội tuyển là Nguyễn Thế Bảo và Nguyễn Văn Vũ. Ngoài ra, khả năng Trần Văn Quý sẽ thay cho Ngọc Huy thi đấu đại hội. Xét về kinh nghiệm thi đấu và bề dày thành tích, các VĐV bộ môn cầu lông tỉnh nhà cũng còn khá “non” so với các đơn vị bạn. Trong khi Thanh Nhi và Văn Phong đang quá trẻ thì Văn Vũ và Thế Bảo dù đã từng trải qua nhiều giải đấu nhưng cũng chưa gặt hái thành tích cao tại các giải đấu tầm cỡ. Việc tranh chấp huy chương tại đại hội TDTT toàn quốc 2018 vì thế sẽ càng khó khăn hơn.

Một điều đáng lo nữa là, tuy mở rộng thêm một bộ huy chương (nội dung đồng đội chia ra hai là đồng đội nam và đồng đội nữ, cùng 5 bộ huy chương các nội dung đơn, đôi), song trong làng cầu lông toàn quốc đang có rất nhiều đơn vị mạnh, điển hình như Quân đội, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Giang, Hải Phòng, Bắc Ninh… cơ hội để “lấy” huy chương cá nhân trước đối thủ sẽ rất mong manh nên chuyện “chạm tay” tới bộ huy chương đồng đội vì thế cũng khó hơn so với các VĐV cầu lông Huế.

Khó khăn nhưng không vì thế bộ môn cầu lông Huế bỏ cuộc. Hiện tại, đội tuyển đang nỗ lực để thực hiện mong muốn có thể làm được điều bất ngờ tại đại hội. Trong kế hoạch chuẩn bị cho đại hội, ban huấn luyện bộ môn cầu lông đang tập trung cho các VĐV tập luyện thể lực và tập kỹ chiến thuật. Sau giai đoạn tập tại Huế, dự kiến đội tuyển sẽ có khoảng 20 ngày tập huấn tại Trung tâm Đào tạo VĐV Trường đại học TDTT Bắc Ninh và cọ xát với các tỉnh lân cận nhằm gia tăng kinh nghiệm thi đấu cho các VĐV.

Bài, ảnh: HỮU PHÚC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tết sẻ chia cùng bệnh nhân

Chiều 28/1, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế tổ chức chương trình “Tết sẻ chia” nhằm mang niềm vui và sự an ủi cho những bệnh nhân không thể về nhà đón Tết cùng gia đình.

Tết sẻ chia cùng bệnh nhân
Thắm một màu xanh

Huế nhìn từ trên cao bát ngát màu xanh giữa hai đường chân trời như vô cùng vô tận xanh của biển cả ở phía đông và núi rừng ngút ngàn về phía tây. Màu xanh của đầm phá, màu xanh của sông hồ, màu xanh của hoa lá, cỏ cây. Huế là đô thị xanh, thành phố xanh không dễ có trên hành tinh ta đang sống.

Thắm một màu xanh
Mỹ vị Huế say lòng thực khách

Mệnh danh là “kinh đô ẩm thực”, làm say lòng thực khách bốn phương, thương hiệu ẩm thực Huế đã đến tận trời Tây, có mặt trên những tờ báo, tạp chí nổi tiếng của thế giới.

Mỹ vị Huế say lòng thực khách
Đưa di sản Huế vươn xa

Ở thời điểm hiện tại, hình hài của một Kinh đô xưa đã được tái hiện rõ rệt hơn bao giờ hết. Di sản Huế đã và đang từng bước phát huy giá trị đúng với tiềm năng và lợi thế vốn có.

Đưa di sản Huế vươn xa
Return to top