ClockThứ Tư, 17/10/2018 21:39

Vốn FDI vào Đông Nam Á tăng 18% trong nửa đầu năm 2018

TTH - Theo báo cáo về những xu hướng đầu tư mới nhất của Hội nghị Liên Hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực Đông Nam Á tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái lên 73 tỷ USD, dẫn đầu là Singapore với 35 tỷ USD, 9 tỷ USD ở Indonesia và xấp xỉ 7 tỷ USD được đổ vào Thái Lan. Trong khi đó, dữ liệu từ Bangko Sentral Ng Pilipinas (BSP) cho thấy, dòng vốn FDI vào Philippines trong năm nay đã tăng 42,4% lên 5,755 tỷ USD so với mức 4,041 tỷ USD trong nửa đầu năm 2017.

Thêm hơn 13 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt NamThúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số ở Đông Nam ÁChính sách giao thông bền vững cho ASEAN

 FDI vào các nước ASEAN tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Bloomberg

Cũng theo BSP, các “đối thủ cạnh tranh” đáng chú ý khác trong khu vực Đông Nam Á về tổng khối lượng FDI là Thái Lan và Việt Nam, với mức tăng trưởng tương ứng 67,08% lên 6,912 tỷ USD được đầu tư vào Thái Lan, trong khi Việt Nam tăng 11,84% lên 6,99 tỷ USD từ 6,25 tỷ USD.

FDI, bao gồm các khoản vay của các công ty, các khoản vay nội bộ và đầu tư vào các dự án khởi nghiệp ở nước ngoài, là một chuỗi toàn cầu hóa và là dấu hiệu tiềm năng cho sự tăng trưởng của chuỗi cung ứng doanh nghiệp và các mối quan hệ thương mại trong tương lai. Tuy nhiên, nó cũng có thể đi theo chiều hướng ngược lại khi các công ty này rút ra khỏi các dự án nước ngoài.

Mặc dù FDI toàn cầu giảm 41% trong nửa đầu năm nay, nhưng số tiền đổ vào các dự án khởi nghiệp mới được công bố (Greenfield) đã tăng 42%, mang đến một tia hy vọng rằng sẽ có nguồn tiền lớn hơn được đầu tư, đồng thời thúc đẩy chi tiêu và giao dịch trong tương lai.

Số liệu cho thấy, các khoản đầu tư Greenfield ở châu Á đã đạt mức cao kỷ lục, trong đó Indonesia có 28 tỷ USD, Việt Nam 18 tỷ USD và Philippines 12 tỷ USD.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Business World)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị về quản lý nợ lần thứ 14 của UNCTAD:
Tăng cường khả năng phục hồi và quản lý rủi ro giữa bất ổn toàn cầu

Được tổ chức từ ngày 17 - 19/3 tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ, Hội nghị về quản lý nợ lần thứ 14 của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) sẽ phân tích các yếu tố chính đằng sau cuộc khủng hoảng nợ hiện nay, tìm cách tăng cường khả năng phục hồi, và quản lý rủi ro trong bối cảnh bất ổn toàn cầu gia tăng.

Tăng cường khả năng phục hồi và quản lý rủi ro giữa bất ổn toàn cầu
SÁNG KIẾN VISA “6 QUỐC GIA, MỘT ĐIỂM ĐẾN”:
Nhiều lợi ích, nhưng không ít ngại ngần

Đầu năm 2024, Thái Lan đã đề xuất ý tưởng về một loại thị thực chung cho sáu quốc gia Đông Nam Á, nhằm thu hút nhiều khách du lịch hơn và đơn giản hóa các thủ tục cho du khách đến thăm khu vực này. Mặc dù sáng kiến có thể mang lại lợi ích đáng kể cho tất cả các bên, nhưng việc triển khai dường như vẫn đang bị đình trệ.

Nhiều lợi ích, nhưng không ít ngại ngần
Sôi động thị trường bất động sản hạng sang Đông Nam Á

Trong vài thập kỷ qua, Bắc Mỹ thường dẫn đầu trong khái niệm về căn hộ cao cấp, các khu phức hợp… vốn thường được cấp phép bởi các thương hiệu khách sạn toàn cầu và được xây dựng bởi các chủ đầu tư địa phương. Tuy nhiên hiện nay, các dự án mới đang có xu hướng đang dịch chuyển về phía đông, và Đông Nam Á đang trở thành một trong những thị trường sôi động nhất.

Sôi động thị trường bất động sản hạng sang Đông Nam Á
Lực lượng lao động Đông Nam Á là lực lượng mạnh của toàn cầu

Nghiên cứu tình hình thị trường hiện nay cho thấy Đông Nam Á không còn chỉ là một thị trường mới nổi mà hiện khu vực đã trở thành “điểm nóng” về nhân tài toàn cầu. Với tốc độ số hóa nhanh chóng, chuỗi cung ứng thay đổi và lực lượng lao động trẻ, năng động, khu vực này đã và đang trở thành điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp tìm kiếm sự đổi mới, nhanh nhẹn và khả năng thích nghi.

Lực lượng lao động Đông Nam Á là lực lượng mạnh của toàn cầu

TIN MỚI

Return to top