ClockChủ Nhật, 25/08/2019 20:04

Việt Nam có cán cân thương mại tích cực với CPTPP

TTH - Vừa qua, Việt Nam đã công bố mức thặng dư thương mại tích cực trị giá hơn 1 tỷ USD đối với 10 nước trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

48 bộ, ngành, địa phương đã báo cáo kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP

Việt Nam có cán cân thương mại tích cực với CPTPP. Ảnh minh họa: Phnom Penh Post

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu với các nước CPTPP chiếm đến 15,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Các nền kinh tế CPTPP chiếm 6 trên tổng số 27 thị trường mà Việt Nam có giá trị xuất khẩu vượt quá 1 tỷ USD, đóng góp một phần khá lớn so với các hiệp định thương mại tự do (FTA) khác mà đất nước đã ký kết.

Xuất khẩu sang các thị trường như Nhật Bản, Canada và Mexico cũng ghi nhận mức tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu sang Nhật Bản đứng đầu bảng xếp hạng với 1,01 tỷ USD, theo sau đó là Canada ở mức 546 triệu USD và Mexico 290 triệu USD. Cùng lúc đó, nhập khẩu từ Mexico giảm 659 triệu USD, từ Singapore giảm 490 triệu USD và Malaysia giảm 219 triệu USD. Những kết quả này đã hỗ trợ, biến Việt Nam trở thành cán cân thương mại tích cực ngay cả khi lần đầu tiên đất nước có thặng dư thương mại với Nhật Bản.

Các số liệu cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng tốt lợi thế của thuế quan thấp và cơ hội thương mại đi kèm khi hiệp định được ký kết. Nhu cầu ngày càng tăng của các nền kinh tế CPTPP đối với mặt hàng nông sản Việt Nam được kỳ vọng sẽ giúp các nhà xuất khẩu bù đắp một số tác động tiêu cực trong những chính sách giảm nhập khẩu của Trung Quốc.

Mặt khác, bên cạnh những thành quả tích cực đáng hoan nghênh, các biện pháp thúc đẩy cần được triển khai sâu rộng hơn nữa để tăng cường xuất khẩu của đất nước, nhất là khi xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường như Australia và Malaysia giảm, đồng thời thâm hụt thương mại với Singapore, Brunei và New Zealand đang ngày một tăng.

Được biết, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một trong những thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới, chiếm 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm một thị trường tự do của 500 triệu dân. Hồi đầu năm nay, hiệp định chính thức được ký kết bởi Bộ trưởng của 11 quốc gia thành viên bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

HẠNH NHI

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững

Ecoba không chỉ là một cái tên, mà là dấu ấn của một cuộc cách mạng xanh trong ngành xây dựng. Được thành lập từ năm 2010, công ty đã vươn mình trở thành người tiên phong trong việc phát triển các giải pháp bền vững, kết hợp công nghệ tiên tiến với sự thấu hiểu sâu sắc về môi trường. Công ty chính là lời giải cho bài toán hiện đại hóa mà không đánh đổi thiên nhiên – một sứ mệnh khởi nguồn từ tầm nhìn vượt thời gian.

Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững
“Thu thuế thương mại điện tử 10%” là vi phạm pháp luật về thuế

Theo thông tin từ Cục Thuế thành phố Huế, hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện mẫu thông báo có nội dung: “Từ 01/01/2025, cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu thuế thương mại điện tử. Cơ quan thuế sẽ đánh thuế hết tất cả các giao dịch có nội dung chuyển tiền là “mua – bán” để quyết định cưỡng chế, thu hồi thuế.

“Thu thuế thương mại điện tử 10 ” là vi phạm pháp luật về thuế

TIN MỚI

Return to top