ClockThứ Năm, 10/08/2017 14:16

TP.HCM xếp thứ 2 châu Á về tăng trưởng nhanh

Các thành phố của Ấn Độ dẫn đầu nhóm 30 thành phố có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong khi các đối thủ Trung Quốc đang giảm tốc.

Châu Á: Triển vọng tăng trưởng kinh tế cải thiện nhờ nhu cầu xuất khẩuHàn Quốc nâng tăng trưởng GDP năm 2017 lên 2,8%IMF: Kinh tế châu Á dẫn đầu tăng trưởng toàn cầuKinh tế châu Á nhiều thách thức nhưng đầy triển vọng

Chợ Sona ở New Delhi, Ấn Độ - Ảnh: T.T.D.

30 thành phố hàng đầu châu Á ước tính có tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 
2017-2021 vào khoảng 4,2%, con số đáng mơ ước của nhiều thành phố và nền kinh tế phát triển khác trên thế giới.

Bảng xếp hạng do Tổ chức nghiên cứu dự báo kinh tế Oxford Economics thực hiện.

Sự thống trị của Ấn Độ

Ấn tượng nhất trong danh sách là vị trí dẫn đầu của Delhi (Ấn Độ), với GDP năm 2021 dự kiến tăng 50% so với cuối năm 2016. TP.HCM của Việt Nam xếp thứ hai, cùng với ba thành phố khác cũng thuộc Ấn Độ là Chennai, Mumbai và Hyderabad được dự đoán có mức tăng trưởng ước tính xấp xỉ 8% mỗi năm.

Theo Bloomberg, sự tăng trưởng của Ấn Độ tiếp nối đà tăng trong năm năm trở lại đây.

Trong thời gian tới, các ngành thương mại và kinh doanh sẽ là lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất tại Ấn Độ, trong đó sự thống trị của Delhi trong lĩnh vực này sẽ giúp thành phố có mức tăng trưởng và thu nhập cao hơn.

“Việc hạn chế người nước ngoài sở hữu các công ty Ấn Độ đang giảm dần hoặc bị xóa bỏ. Về ngắn hạn, điều này sẽ rất thuận lợi cho sự phát triển mạnh của lĩnh vực dịch vụ chuyên nghiệp, trong khi về dài hạn có thể đem lại dòng thu nhập ổn định từ các dịch vụ trên” - nhà kinh tế Mark Britton viết trong báo cáo của Oxford Economics.

Trái ngược với sự phát triển thần tốc trước đây, các thành phố Trung Quốc đang tụt lại phía sau với tốc độ phát triển chậm dần dù nhóm năm thành phố lớn nhất vẫn tăng trưởng từ 6% trở lên.

Thiên Tân là thành phố phát triển nhanh nhất của Trung Quốc trong thời gian tới nhờ ngành công nghiệp sản xuất và các cảng lớn, tiếp theo là thủ đô Bắc Kinh và các thành phố như Quảng Châu, Thượng Hải, Thâm Quyến.

Chênh lệch lớn

Sự giảm tốc của Trung Quốc cũng kéo theo tốc độ trung bình của cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm năm tới xuống còn 4,2% so với 4,5% trong giai đoạn 2012-2016.

Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng khá chênh lệch giữa các khu vực khác nhau.

Tại Đông Nam Á, TP.HCM được dự báo là thành phố tăng trưởng nhanh thứ hai của cả khu vực, sau Delhi.

“TP.HCM là thành phố duy nhất không phải của Ấn Độ nằm trong top 5, cho thấy thành công của thành phố trong việc trở thành một trung tâm sản xuất cũng như dịch vụ” - Bloomberg nhận định về tốc độ được dự đoán gần 8% của TP.HCM.

Thành phố của Việt Nam không lạ trong các bảng xếp hạng về tăng trưởng kinh tế, du lịch của thế giới.

Chẳng hạn, năm 2015 Tổ chức New World Wealth từng xếp TP.HCM là nơi có sự gia tăng tầng lớp triệu phú đôla cao nhất thế giới, tăng 
400% trong một thập kỷ tính từ năm 2004.

Trong khi đó, các thành phố như Manila của Philippines, Jakarta của Indonesia, Kuala Lumpur của Malaysia cũng nằm trong tốp đầu với tốc độ ngang ngửa Trung Quốc, trong khi Singapore, Bangkok (Thái Lan) vào khoảng 3%.

Ngược lại, các thành phố của Nhật Bản nằm trong nhóm cuối do các vấn đề như lão hóa dân số, trong đó thành phố Osaka thấp nhất với tăng trưởng dự đoán chưa đến 1%.

Các thành phố như Seoul, Đài Bắc, Hong Kong giữ được mức tăng trên 2%.

Có nhiều nhận định khác về sự tăng trưởng của các thành phố ở châu Á, đặc biệt là điểm nóng ASEAN.

Trang Nikkei hồi tháng trước dẫn đánh giá của các công ty chiến lược như Nielsen, AlphaBeta nhận định các điểm sáng về tăng trưởng trong thời gian tới sẽ là tại các thành phố thứ cấp nhỏ hơn chứ không phải các ngôi sao như Bangkok, Manila, Jakarta... trong bối cảnh khu vực đang hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN.

Chẳng hạn Chiang Mai của Thái Lan sẽ trở thành cửa ngõ cho Campuchia, Côn Minh (Trung Quốc), trong khi Đà Nẵng sẽ là điểm nhấn ở miền Trung Việt Nam hay Medan, Denpasar sẽ là các trung tâm hàng không của Indonesia.


Theo Tuổi trẻ

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dòng khách Hồng Kông (Trung Quốc) du lịch châu Á giảm do lo ngại động đất

Bất chấp giá đã giảm đến 15% so với năm ngoái, song vì lo ngại về động đất sau khi xảy ra nhiều trận động đất kinh hoàng trong thời gian vừa qua, số lượng du khách Hồng Kông (Trung Quốc) tham gia vào các đoàn du lịch đến một số điểm đến nổi tiếng ở châu Á vào dịp lễ Phục sinh năm nay (nhằm ngày 20/4/2025) giảm rõ rệt.

Dòng khách Hồng Kông Trung Quốc du lịch châu Á giảm do lo ngại động đất
Châu Á - Thái Bình Dương: Thu hút đầu tư kỷ lục, định hình lại bối cảnh cơ sở hạ tầng số toàn cầu

Theo Tập đoàn tư vấn bất động sản Knight Frank, châu Á - Thái Bình Dương đang thu hút các khoản đầu tư xuyên biên giới cao kỷ lục và định hình lại bối cảnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật số toàn cầu; trong đó, tiểu bang Johor (Malaysia) và Singapore đang dẫn đầu sự bùng nổ về trung tâm dữ liệu khu vực.

Châu Á - Thái Bình Dương Thu hút đầu tư kỷ lục, định hình lại bối cảnh cơ sở hạ tầng số toàn cầu
Thị trường điện châu Á thu hút các quỹ đầu cơ

Theo một bài viết được đăng tải trên Tạp chí Bloomberg ngày 9/4, các quỹ đầu cơ đang thâm nhập vào thị trường điện ngày càng sôi động và biến động của khu vực châu Á, với mục đích bù đắp cho lợi nhuận đang giảm từ các mặt hàng chủ lực.

Thị trường điện châu Á thu hút các quỹ đầu cơ
PATA: Du lịch châu Á - Thái Bình Dương dự báo tiếp tục phục hồi đến năm 2027

Ngày 31/3, Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA) công bố dự báo mới nhất về dòng khách du lịch châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn 2025-2027, cung cấp những thông tin chuyên sâu về xu hướng phục hồi du lịch trên toàn khu vực. Theo đó, dự báo đến năm 2027, khu vực này sẽ đạt 813,7 triệu lượt khách đến, nhờ các thay đổi về chính sách, nâng cấp cơ sở hạ tầng và động lực thị trường đang thay đổi.

PATA Du lịch châu Á - Thái Bình Dương dự báo tiếp tục phục hồi đến năm 2027
Giữa bối cảnh bất ổn, châu Á có nhiều cơ hội trong đầu tư tác động

Trong một môi trường chính trị phân cực, đầu tư tác động - chiến lược đầu tư không chỉ tạo ra lợi nhuận tài chính mà còn tạo ra tác động tích cực tới xã hội hoặc môi trường - đang nổi lên như một chiến lược quan trọng để đối phó với biến đổi khí hậu, bất bình đẳng xã hội và đáp ứng nhu cầu cấp thiết về tăng trưởng bền vững.

Giữa bối cảnh bất ổn, châu Á có nhiều cơ hội trong đầu tư tác động

TIN MỚI

Return to top