ClockChủ Nhật, 21/04/2019 14:19

Thị trường bất động sản ASEAN phát triển tích cực trong Quý I/2019

TTH.VN - Theo báo cáo Asia Market Snapshot Q1 được thực hiện bởi Colliers International, thị trường bất động sản của châu Á nói chung đã bắt đầu một năm 2019 với nhiều tín hiệu tích cực.

Châu Á - nơi có những thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giớiViệt Nam nổi lên như thị trường bất động sản đắt giá ở Đông Nam ÁKhi giới siêu giàu mua nhà siêu hạngNhững thành phố phát triển nhanh nhất thế giới

Ảnh minh họa: Philippine Retailers Association

Theo báo cáo Asia Market Snapshot Q1 được thực hiện bởi Colliers International – công ty hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ bất động sản, thị trường bất động sản của châu Á nói chung đã bắt đầu một năm 2019 với nhiều tín hiệu tích cực như chính sách chính phủ, cải cách thuế thân thiện và chi tiêu cơ sở hạ tầng tăng nhằm đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.

Nhìn chung, các nhà đầu tư đã nhận ra sự đa dạng hóa từ các lĩnh vực truyền thống như phân khúc văn phòng, nhà ở... Xét về tiểu vùng, thị trường bất động sản Đông Nam Á bao hàm rất nhiều điểm nổi bật:

Ngành công nghiệp : Lĩnh vực này được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ các kết nối được cải thiện dọc theo Hành lang kinh tế Đông Thái Lan (EEC), trong khi Việt Nam cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của các cương quốc lớn trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang diến biến phức tạp.

Tài sản thương mại Singapore tỏa sáng: Theo nhận định của các chuyên gia, với đà phát triển liên tục của nhu cầu cho thuê văn phòng, tài sản thương mại của Singapore được kỳ vọng sẽ duy trì sự hấp dẫn cao đối với các nhà đầu tư và nhà phát triển. Số lượng khách hàng tăng lên, kết hợp với nguồn cung khan hiếm cũng góp phần tăng dự báo tăng trưởng về doanh thu trong lĩnh vực khách sạn.

Đầu tư trực tiếp đổ vào Việt Nam: Trong hai tháng đầu năm 2019, Việt Nam chứng kiến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tương ứng 2,58 tỷ USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, bất động sản là lĩnh vực được đầu tư nhiều thứ hai trong tổng vốn đầu tư của FDI.  

Trải qua Quý I đầy khởi sắc, Colliers International chỉ ra rất nhiều điểm đáng mong đợi đối với thị trường bất động sản của khu vực trong quý II. Cụ thể:

Myanmar: Tự do hóa các ngành công nghiệp như ngân hàng và bảo hiểm, hoạt động bán lẻ, bán buôn được dự đoán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng trong lĩnh vực văn phòng và bán lẻ, từ đó hỗ trợ tạo nên tính ổn định về tỷ lệ thuê bất động sản trong các lĩnh vực này.

Thái Lan: Sự ổn định vẫn là ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư bất động sản ở Thái Lan. Số lượng các dự án xây dựng hiện đang được triển khai ở Bangkok và nhiều khu vực khác trong nước chính là minh chứng cho việc hiện các nhà đầu tư bất động sản tại đây đang chuyển dần sang đầu tư vào các dự án hiện có, thay vì ký kết vốn mới.

Việt Nam: Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, lĩnh vực công nghiệp và văn phòng là mục tiêu hàng đầu của các nhà đầu tư trong nước. Trong đó, tăng trưởng sẽ được nhìn thấy trong thị trường công nghiệp (nhà máy và hậu cần) tại miền Tây, Tây Bắc và Tây Nam Việt Nam.  

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện toàn khu vực ASEAN là chìa khóa liên kết khu vực

Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan nhận định, một hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện trải dài khắp tất cả các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chính là chìa khóa để tạo nên mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các quốc gia trong khối khu vực.

Hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện toàn khu vực ASEAN là chìa khóa liên kết khu vực
CÔNG NGHỆ SẠCH TẠI CHÂU Á:
Làn sóng của tương lai

Khi cuộc đua toàn cầu hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 đang diễn ra, thì đầu tư vào công nghệ sạch thiết yếu để hỗ trợ xu hướng đó cũng phát triển theo.

Làn sóng của tương lai
Ước tính thiệt hại do cháy rừng ở Los Angeles có thể lên đến 275 tỷ USD

Theo thông tin cập nhật trên trang The Guardian vào ngày 14/1, đội cứu hỏa đang cố gắng giành thế chủ động trước các đám cháy đang lan rộng khắp Los Angeles trước khi gió giật mạnh có nguy cơ đe dọa tiến độ chữa cháy. Có thể nói, vụ cháy rừng lần này có thể trở thành vụ cháy rừng nghiêm trọng và gây thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử Mỹ, khi có ít nhất 24 người đã tử vong, khoảng 100.000 người phải di dời và hơn 12.000 công trình đã bị phá hủy.

Ước tính thiệt hại do cháy rừng ở Los Angeles có thể lên đến 275 tỷ USD

TIN MỚI

Return to top