ClockThứ Ba, 27/12/2016 14:50

Nhật Bản sẽ thiết lập 30.000 điểm truy cập Wi-Fi vào năm 2020

TTH.VN - Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản ngày hôm qua (26/12) công bố kế hoạch cuối cùng về việc thiết lập 30.000 điểm truy cập Wi-Fi miễn phí trên toàn quốc vào dịp Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo 2020.

30.000 điểm truy cập Wi-Fi sẽ được thiết lập ở Nhật Bản vào năm 2020. Ảnh: Japantimes

Năm ngoái, Bộ Nội vụ và Truyền thông từng tuyên bố rằng mục tiêu chính của kế hoạch này là để cung cấp kết nối cho các nạn nhân của các thảm họa tiềm tàng và cho khách du lịch. Bộ lên kế hoạch cài đặt Wi-Fi tại các cơ sở công cộng như trường học, các tòa nhà chính phủ, viện bảo tàng và các di sản văn hóa, trong đó có di tích lịch sử.

"Tổng cộng 14.000 cơ sở đã được thực hiện, và còn 16.000 điểm sẽ được tiếp tục trang bị mạng Wi-Fi", ông Go Katsuhata - một quan chức phụ trách vấn đề truy cập internet tại địa phương cho biết.

Ngoại trừ một số địa điểm cụ thể, chẳng hạn như trường học, tất cả các điểm còn lại sẽ miễn phí cho người dân sử dụng rộng rãi.

Trước đó, kế hoạch dự kiến thiết lập 29.000 điểm, nhưng thêm 1.000 cơ sở đã được bổ sung sau các cuộc đàm phán với chính quyền thành phố trong cả nước, ông nói.

Theo dữ liệu từ năm 2015 của Bộ, 86% các sân bay chính ở Nhật Bản được trang bị Wi-Fi, nhưng tỷ lệ này giảm xuống chỉ có 32% ở các trạm xe lửa chính, và chỉ có 4% số xe buýt công cộng của quốc gia có kết nối không dây với internet.

Các cơ sở du lịch liên quan khác cũng đang thiếu dịch vụ kết nối wifi. Ví dụ, chỉ có 26% trung tâm du khách trong các công viên quốc gia và 11% các bảo tàng có điểm truy cập wifi.

Japantimes dẫn lời ông Katsuhata nhấn mạnh rằng, phòng chống thiên tai là mục tiêu chính của chính phủ trong việc thiết lập các điểm kết nối Wi-Fi công cộng, nhưng cũng cho biết thêm rằng, việc kết nối có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác.

"Nó cũng sẽ được sử dụng trong các lớp học của sinh viên và tại các trung tâm du lịch, theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Cơ quan Du lịch Nhật Bản," ông nói.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Japantimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm

Cục Phòng cháy, chữa cháy và ứng phó thảm họa Nhật Bản (FDMA) đang có kế hoạch triển khai robot cứu hỏa tự động và các phương tiện chuyên dụng khác, một phần trong nỗ lực nâng cao trang thiết bị và máy móc của các đội ứng phó khẩn cấp, được điều động đến các khu vực xảy ra động đất, lũ lụt và những thảm họa khác.

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm
Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục

Theo dữ liệu vừa được Bộ Y tế Nhật Bản công bố ngày 10/1, nước này đã ghi nhận kỷ lục 64,39 bệnh nhân cúm trên mỗi phòng khám trong tuần cuối cùng của tháng 12/2024, là số ca được báo cáo cao nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được thu thập vào năm 1999.

Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục
Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

TIN MỚI

Return to top