ClockThứ Sáu, 05/05/2017 18:36

Nhật Bản đề xuất thiết lập hiệp định hoán đổi tiền tệ song phương với ASEAN

TTH.VN - Nhật Bản đã đề xuất thiết lập hiệp định hoán đổi tiền tệ song phương với các nước ASEAN nhằm cung cấp nguồn vốn lên đến 4 nghìn tỷ yên, tương đương với khoảng 35 tỷ USD, bằng đồng USD hoặc đồng yên, trong thời khủng hoảng tài chính.

Nhật Bản, ASEAN đẩy mạnh các cuộc hội đàm về RCEPNhật Bản công bố sáng kiến tăng hợp tác quốc phòng với ASEANNhật Bản tăng cường hỗ trợ ASEAN về an ninh hàng hải

Đồng Yên của Nhật Bản. Ảnh: Daily Economist

Đề xuất này được đưa ra tại cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc các ngân hàng trung ương từ Nhật Bản và 10 nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Yokohama, gần Tokyo vào sáng nay. Phía Nhật Bản có đại diện là Bộ trưởng Tài chính Taro Aso và Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda.

Được biết, Nhật Bản hiện đang có thoả thuận với một số nước thành viên ASEAN về hoán đổi tiền tệ song phương bằng đồng USD.

Theo NHK, đề xuất mới này nhằm mở rộng quỹ tiền tệ như là một hàng rào chống lại một cuộc khủng hoảng tài chính nếu xảy ra.

Một số nhà phân tích nói rằng nếu Hoa Kỳ tiếp tục tăng lãi suất, các quốc gia đang nổi lên có thể sẽ phải đối mặt với những dòng chảy tiền mặt.

Với kế hoạch mới này, Nhật Bản hướng tới việc tăng cường hợp tác tài chính với các nước ASEAN để ngăn chặn sự tái diễn của các tình huống tương tự như khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm 1997.

Động thái này cũng nhằm tăng cường sự hiện diện của đồng tiền Nhật Bản tại các nước ASEAN, trong bối cảnh Trung Quốc đã ký các hiệp định với một số ở châu Á để cung cấp đồng NDT.

Tố Quyên (Lược dịch từ NHK)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vai trò của Nhật Bản trong hội nhập tài chính ASEAN

Nhân kỷ niệm 20 năm Hiệp định hỗ trợ kỹ thuật tài chính Nhật Bản - ASEAN, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia Hang Chuon Naron đánh giá cao những đóng góp quan trọng của Nhật Bản vào hợp tác tài chính của ASEAN.

Vai trò của Nhật Bản trong hội nhập tài chính ASEAN
ASEAN cần tận dụng thương mại, du lịch và số hóa để tăng trưởng bền vững

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần tận dụng thương mại, du lịch và số hóa để thúc đẩy khả năng phục hồi kinh tế và tăng trưởng bền vững trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, theo nhận định của bà Sanchita Basu-Das, chuyên gia kinh tế tại Ban Hợp tác và hội nhập khu vực của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

ASEAN cần tận dụng thương mại, du lịch và số hóa để tăng trưởng bền vững
“Sashimi” Huế từ hơn trăm năm trước…

Một bận cách đây đã lâu, đi công tác TP. Hồ Chí Minh (HCM), tranh thủ có thời gian trống, tôi hú gặp mấy người bạn cùng lớp thời phổ thông ở Huế. Mấy anh em gặp nhau quá mừng, hội ý chớp nhoáng, họ delete chầu cà phê, chở tôi thẳng tới nhà hàng làm vài ly cho nó nồng ấm.

“Sashimi” Huế từ hơn trăm năm trước…
Hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện toàn khu vực ASEAN là chìa khóa liên kết khu vực

Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan nhận định, một hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện trải dài khắp tất cả các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chính là chìa khóa để tạo nên mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các quốc gia trong khối khu vực.

Hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện toàn khu vực ASEAN là chìa khóa liên kết khu vực
Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm

Cục Phòng cháy, chữa cháy và ứng phó thảm họa Nhật Bản (FDMA) đang có kế hoạch triển khai robot cứu hỏa tự động và các phương tiện chuyên dụng khác, một phần trong nỗ lực nâng cao trang thiết bị và máy móc của các đội ứng phó khẩn cấp, được điều động đến các khu vực xảy ra động đất, lũ lụt và những thảm họa khác.

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm

TIN MỚI

Return to top