ClockThứ Tư, 21/08/2019 21:16

Ngân hàng Thế giới: Khủng hoảng chất lượng nước đe dọa sức khoẻ con người và tiềm năng kinh tế

TTH - Theo một báo cáo mới vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, chất lượng nước suy giảm trên toàn thế giới đang làm giảm tiềm năng kinh tế của các khu vực bị ô nhiễm nặng, đồng thời cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng “vô hình” về chất lượng nước đang đe dọa sự an toàn của con người và môi trường.

UNEP: Hàng triệu người có nguy cơ tử vong sớm vào năm 2050Môi trường làm việc kém chất lượng là thách thức cho thị trường việc làm toàn cầu

Nguồn nước ô nhiễm là ảnh hưởng đến sức khoẻ và kinh tế. Ảnh: Pixabay

Nghiên cứu của World Bank lập luận rằng, nếu không có hành động khẩn cấp, chất lượng nước sẽ tiếp tục xấu đi, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm giảm sản lượng lương thực ở quy mô lớn và do đó, làm chậm tiến độ kinh tế.

Thiếu oxy

Theo ước tính của báo cáo, tiềm năng kinh tế của các khu vực bị ảnh hưởng có thể sụt giảm đến 1/3 do chất lượng nguồn nước thấp, dựa trên nhu cầu oxy sinh hoá (BOD), là thước đo lượng oxy cần thiết để loại bỏ chất thải hữu cơ thông qua quá trình phân hủy, bởi vi khuẩn sống trong môi trường có chứa oxy.

Khi BOD đạt đến một ngưỡng nhất định, tăng trưởng kinh tế ở các khu vực hạ lưu của nguồn nước bị ô nhiễm sẽ giảm tới 1/3, do các tác động tiêu cực đến sức khỏe, nông nghiệp và hệ sinh thái.

Vấn đề nitơ

Việc sử dụng nitơ làm phân bón trong nông nghiệp được coi là một vấn đề đặc biệt nan giải đối với việc duy trì chất lượng nước. Nitơ đi vào sông, hồ và đại dương, và biến đổi thành các chất gọi là nitrat.

Nitrat có hại cho trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển trí não của chúng. Nghiên cứu chỉ ra rằng cứ thêm một kg phân đạm cho mỗi ha xâm nhập vào nguồn nước dưới dạng nitrat, mức độ thấp còi ở trẻ em có thể tăng tới 19% so với những đứa trẻ không tiếp xúc với nitrat. Điều này cũng khiến tiềm năng kiếm tiền trong tương lai của trẻ bị ảnh hưởng, với dự báo thu nhập khi trưởng thành giảm khoảng 2%.

Ngoài ra, báo cáo ước tính rằng thế giới đang mất lượng lương thực đủ để nuôi 170 triệu người mỗi năm - tương đương với dân số Bangladesh - do sự gia tăng độ mặn trong nước.

Trước thực trạng đó, để đối phó với những thách thức này, WB kêu gọi thế giới phải chú trọng những nguy cơ này, ở cả các nước phát triển và đang phát triển, ở cấp độ toàn cầu, quốc gia và địa phương.

Báo cáo cũng đưa ra một loạt các hành động mà các quốc gia có thể thực hiện để cải thiện chất lượng nước, bao gồm cải thiện các chính sách và tiêu chuẩn môi trường; giám sát chính xác mức độ ô nhiễm; hệ thống thực thi hiệu quả; cơ sở hạ tầng xử lý nước được hỗ trợ với các ưu đãi cho đầu tư tư nhân; và công bố thông tin chính xác, đáng tin cậy cho các hộ gia đình để truyền cảm hứng cho mọi người dân cùng tham gia.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng Thế giới: Các nền kinh tế đang phát triển sẽ đối mặt nhiều thách thức trong tương lai

Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (World Bank), các nền kinh tế đang phát triển - chiếm 60% tăng trưởng toàn cầu - được dự đoán sẽ có triển vọng tăng trưởng dài hạn yếu nhất kể từ năm 2000. Ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu ổn định trong 2 năm tới, các nền kinh tế đang phát triển dự kiến sẽ tiến triển chậm hơn trong việc bắt kịp mức thu nhập của các nền kinh tế tiên tiến.

Ngân hàng Thế giới Các nền kinh tế đang phát triển sẽ đối mặt nhiều thách thức trong tương lai
AI “làm tăng tốc cuộc khủng hoảng khí hậu”

Trong sứ mệnh nâng cao nhận thức về tác động của công nghệ mới đối với môi trường, nhà nghiên cứu Sasha Luccioni mới đây cảnh báo rằng, trí tuệ nhân tạo tạo sinh (AI tạo sinh - một dạng AI có thể tạo ra nhiều loại nội dung và ý tưởng khác nhau) sử dụng nhiều năng lượng gấp 30 lần so với công cụ tìm kiếm thông thường.

AI “làm tăng tốc cuộc khủng hoảng khí hậu”

TIN MỚI

Return to top