ClockThứ Năm, 20/10/2016 10:46

Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu với nhiều thách thức

Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp trong hai ngày 20 và 21/10 tại thủ đô Brussels - Vương quốc Bỉ, tập trung thảo luận ba chủ đề chính là vấn đề nhập cư, chính sách thương mại và quan hệ ngoại giao với Nga.

Nam EU kêu gọi tăng trưởng, chia sẻ gánh nặng người tị nạn

Ảnh minh họa. (Nguồn: Mirror)

Bên cạnh đó, bài phát biểu của Thủ tướng Anh Theresa May tại hội nghị cũng thu hút sự quan tâm của giới quan sát.

Các nhà lãnh đạo EU mong muốn theo đuổi chính sách đề ra tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức tại Bratislava ngày 16/9 vừa qua là đoàn kết đối phó với những thách thức chung, gồm kiểm soát biên giới ngoài châu Âu trước làn sóng nhập cư, tăng cường chống khủng bố và củng cố nền kinh tế của khối.

Từ tháng Chín năm ngoái đến nay, các nước EU đã giảm được tới 98% số người nhập cư trái phép qua ngả Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và quốc đảo Síp. 

EU đã tăng cường nỗ lực để giúp đỡ các nước tiếp nhận công dân hồi hương. Sáu tháng đầu năm nay, lượng người di cư trái phép được Cơ quan giám sát biên giới châu Âu FRONTEX đưa trở về nước tăng gấp 2 lần so với cả năm 2015

Trong khi đó, làn sóng nhập cư qua đường Italy vẫn chưa giảm so với hai năm 2014 và 2015

Do vậy, hội nghị thượng đỉnh lần này sẽ tập trung đặc biệt vào các chương trình phối hợp với các nước có người di cư và các nước trung chuyển tại châu Phi.

Về thương mại, việc định hướng chính sách thương mại của khối cũng là một nội dung trọng tâm được lãnh đạo các nước EU đưa ra bàn bạc. 

EU tái khẳng định kiên trì chính sách thương mại tận dụng các thị trường mở và chú ý đến tâm tư cũng như lợi ích thiết thực của công dân của mình. 

Các nhà lãnh đạo sẽ tập trung xem xét những cuộc đàm phán hiện nay giữa EU với các đối tác quan trọng để đi đến ký kết các hiệp định tự do thương mại. 

Các nhà lãnh đạo EU cũng đề cập biện pháp hiện đại hóa các công cụ phòng vệ trong cuộc chiến chống gian lận thương mại.

Vấn đề lớn đặt ra cho các nhà lãnh đạo EU tại hội nghị lần này là làm sao thông qua được Thỏa thuận kinh tế và thương mại toàn diện với Canada (CETA) để hai bên có thể ký kết vào ngày 27/10 tới. 

Việc thông qua thỏa thuận ở cấp độ EU đang gặp trở ngại lớn do sự phản đối của chính quyền vùng nói tiếng Pháp tại Bỉ.

Trong bối cảnh còn một số vấn đề phải giải quyết, EU vẫn tin tưởng họ sẽ tìm được giải pháp để thông qua thỏa thuận đã hoàn tất sau bảy năm đàm phán này.

Về quan hệ với Nga, thực trạng và định hướng chiến lược mối quan hệ giữa EU với Nga đang là vấn đề còn nhiều bất đồng trong khối. 

Hội nghị lần này xác định mục tiêu đưa ra chiến lược quan hệ tổng thể và lâu dài của EU với người láng giềng quan trọng này. 

Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo EU cũng thảo luận khả năng gia hạn các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga liên quan vấn đề Syria.

Lần đầu tiên, Thủ tướng Anh Theresa May tham dự hội nghị thượng đỉnh EU. Bài phát biểu của bà xoay quanh một "Brexit cứng" sẽ gây lo lắng cho EU và các nước thành viên.

Giới phân tích đánh giá châu Âu đang trở nên bất ổn và kém an toàn hơn. 

Những cuộc khủng hoảng bên trong và bên ngoài biên giới EU đã đe dọa an ninh các nước thành viên và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân.

Phía trước còn không ít thách thức mà các nước EU cần giải quyết để có thể xây dựng một liên minh mạnh và đoàn kết như mục tiêu EU đang hướng tới./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Còn nhiều thách thức trong công tác dân số

“Chúng ta nằm trong nhóm 33 tỉnh, thành có mức sinh cao nhất cả nước, chưa tiệm cận được mức sinh thay thế, có sự chênh lệch giữa các địa phương vùng đồng bằng và miền núi. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15-49 tuổi chiếm tỷ lệ cao so với dân số làm cho mức sinh giảm chậm…” Nội dung này được ThS.BSCKII Phan Đăng Tâm, Chi cục Trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DSKHHGĐ) thông tin:

Còn nhiều thách thức trong công tác dân số
Diễn đàn Chuối Thế giới khai mạc hội nghị toàn cầu giữa nhiều thách thức

Chuối là loại trái cây tươi được xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới, với kim ngạch thương mại toàn cầu trị giá hơn 10 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, ngành này phải đối mặt với những thách thức, từ tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu đến chi phí tăng cao, sức mua của người tiêu dùng giảm và các loại nấm phá hoại; trong bối cảnh đó, Diễn đàn Chuối Thế giới (WBF) tổ chức hội nghị toàn cầu từ ngày 12 - 13/3 tại thủ đô Rome (Italy).

Diễn đàn Chuối Thế giới khai mạc hội nghị toàn cầu giữa nhiều thách thức

TIN MỚI

Return to top