ClockChủ Nhật, 09/09/2018 18:39

Hành trình cách mạng kỹ thuật số ở châu Á

TTH - Chuyên gia kinh tế cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Tahsin Saadi Sedik cho biết, châu Á đang từng bước nắm lấy cơ hội phát triển trong cuộc cách mạng kỹ thuật số.

Châu Á-Thái Bình Dương kêu gọi Mỹ trở lại Thỏa thuận khí hậu ParisChâu Á: Nhu cầu thịt, hải sản tăng gây căng thẳng cho môi trường

Cách mạng kỹ thuật số có thể là động lực phát triển cho châu Á và thế giới. Ảnh: Asia News

Hiện có rất nhiều công ty châu Á đã và đang khai thác những tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, mật mã, dữ liệu lớn (big data) - những yếu tố được kỳ vọng sẽ định hình lại nền kinh tế toàn cầu và thay đổi cách sống của mọi cá nhân trên toàn thế giới. Cũng theo chuyên gia Tahsin Saadi Sedik, ở châu Á nói riêng và thế giới nói chung, cuộc cách mạng kỹ thuật số đang len lỏi vào tất cả các hoạt động của mọi lĩnh vực như: bán lẻ, ngân hàng, sản xuất và vận chuyển.

Song hành cùng sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, khu vực Đông Nam Á sẽ đối diện với nhiều thách thức, nhưng cùng lúc công nghệ mới cũng sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cải thiện năng suất lao động. Về lâu dài, điều này sẽ hỗ trợ Đông Nam Á bước ra khỏi vị thế là khu vực có mức thu nhập trung bình. Đối với các nền kinh tế mới nổi như Campuchia, Lào và Myanmar, công nghệ kỹ thuật số có thể sẽ là những công cụ hỗ trợ tốt nhất để các nước này thoát khỏi đói nghèo.

Hiện nay, các nền kinh tế châu Á đang là những nhân tố đi đầu trong hầu hết mọi khía cạnh của tiến trình số hóa. Cụ thể, châu Á khá nổi trội về thương mại điện tử và công nghệ tài chính (Fintech). Đơn cử, từ thập kỷ trước, Trung Quốc đã chiếm hơn 1% giá trị giao dịch bán lẻ thương mại điện tử toàn cầu và ngày nay, tỷ lệ đó đã tăng lên mức hơn 40%. Về khía cạnh Fintech, các nền kinh tế châu Á cũng đạt nhiều thành quả đáng kể như vào năm 2016, chi phí thanh toán hàng hóa và dịch vụ của người dân Trung Quốc qua điện thoại cũng đạt tổng cộng 790 tỷ USD, cao gấp 11 lần so với Mỹ.

Theo các chuyên gia, tiến bộ trong công nghệ có thể mang lại lợi ích to lớn cho khu vực này bằng cách thúc đẩy năng suất, đẩy mạnh đà tăng trưởng và tạo ra một lượng lớn cơ hội việc làm. Đến nay, số hóa đã và đang kích thích GDP của nhiều nước trong khu vực châu Á tăng lên chóng mặt. Điều này được thể hiện rõ nhất khi danh sách 10 quốc gia có có tỷ lệ ICT/GDP (mức độ đóng góp của công nghệ thông tin và truyền thông trong GDP) cao nhất thế giới đã gọi tên một số nước châu Á như: Malaysia, Thái Lan, Singapore... Thêm vào đó, thương mại điện tử tiềm năng không chỉ kích thích đà tăng trưởng, mà còn hỗ trợ các nước phát triển bền vững hơn.

Đối với người tiêu dùng, thương mại điện tử phát triển mạnh sẽ thúc đẩy khả năng tiếp cận tốt hơn với hàng loạt các sản phẩm và dịch vụ mới với mức giá thấp hơn, hiệu quả cuối cùng là thúc đẩy tiêu dùng. Đối với các công ty, thương mại điện tử cung cấp cơ hội kinh doanh mới và tiếp cận với các thị trường lớn, từ đó kích thích đầu tư ngày càng lớn mạnh. Quan trọng, công nghệ tài chính cũng có thể hỗ trợ tiềm năng tăng trưởng và giảm nghèo cho một số quốc gia bằng cách tăng cường phát triển tài chính hiệu quả....

Nhìn về một kế hoạch dài hơi trong tương lai, hợp tác khu vực và quốc tế sẽ là chìa khóa để áp dụng công nghệ kỹ thuật số thích hợp và hiệu quả. Với các chính sách phù hợp, cuộc cách mạng kỹ thuật số có thể là động lực phát triển và tiến đến thịnh vượng cho châu Á và thế giới.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ IMF)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhà thơ “Vy Dã” ở Vỹ Dạ

Ông có những câu thơ hết sức tài hoa như: Thiếu sam nhân ỷ châu lan khúc/ Mang sát vương tôn tử mạch đầu”...

Nhà thơ “Vy Dã” ở Vỹ Dạ
CÔNG NGHỆ SẠCH TẠI CHÂU Á:
Làn sóng của tương lai

Khi cuộc đua toàn cầu hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 đang diễn ra, thì đầu tư vào công nghệ sạch thiết yếu để hỗ trợ xu hướng đó cũng phát triển theo.

Làn sóng của tương lai

TIN MỚI

Return to top