ClockChủ Nhật, 14/04/2019 14:02

G20: Tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ phục hồi vào nửa cuối năm nay

TTH.VN - Nền kinh tế toàn cầu có khả năng sẽ thoát khỏi sự sụt giảm tăng trưởng ngắn vào nửa cuối năm nay, một phần nhờ sự hỗ trợ từ các ngân hàng trung ương thế giới và từ các nhà đàm phán thương mại của Mỹ và Trung Quốc.

IMF tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019Tăng trưởng kinh tế châu Á giảm xuống mức thấp nhất trong 18 nămIMF kêu gọi hành động hợp tác để xoa dịu rủi ro ngăn cản đà tăng trưởng toàn cầu

Tổng Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde trao đổi với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin tại các cuộc họp mùa xuân của IMF và WB ở Washington, Mỹ ngày 13/4. Ảnh: Associated Press

Các nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu nhóm họp tại các cuộc họp mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) nhất trí rằng, nền kinh tế toàn cầu đã mất đà trong năm nay.

Tuy nhiên, họ kỳ vọng tăng trưởng sẽ được thúc đẩy trong nửa sau của năm 2019, khi các ngân hàng trung ương giảm lãi suất.

Mặc dù vậy, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn có nguy cơ làm mờ đi triển vọng kinh tế.

“Chúng tôi phải lưu tâm đến sự leo thang của các cuộc căng thẳng thương mại”, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso lưu ý.

Được biết, Nhật Bản đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) trong năm nay.

Bên cạnh đó, G20 cũng cho hay, tăng trưởng kinh tế thế giới trải qua khó khăn hồi cuối năm ngoái và đầu năm nay do căng thẳng thương mại leo thang, thị trường tài chính hỗn loạn và lãi suất tăng.

IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu từ mức 3,6% hồi năm ngoái xuống còn 3,3% trong năm 2019, mức chậm nhất kể từ năm suy thoái 2009, nhưng dự báo tăng trưởng sẽ trở lại mức 3,6% vào năm 2020.

Ông Haruhiko Kuroda, người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nói với các phóng viên rằng, các quan chức G20 nhận thấy dự báo được sửa đổi của IMF rất có khả năng xảy ra, đồng thời khẳng định tất cả các quốc gia sẽ cần phải góp sức để thúc đẩy tăng trưởng.

Thanh Ngân (Lược dịch từ CNBC)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm
Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan

Ngày 21/12, tại di tích Hải Vân Quan, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích Quốc gia Hải Vân Quan.

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

TIN MỚI

Return to top