ClockThứ Sáu, 05/08/2016 05:40

FAO: Giá lương thực toàn cầu giảm nhẹ trong tháng 7

TTH.VN - Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO) ngày 4/8, giá lương thực toàn cầu đối với các loại thực phẩm chính có sự suy giảm nhẹ trong tháng 7 vừa qua, sau 5 tháng tăng liên tiếp.

LHQ cảnh báo tình trạng thiếu lương thực khẩn cấp ở YemenFAO: Triều Tiên thiếu 690.000 tấn lương thực trong năm 2016FAO: Hạn hán và xung đột làm trầm trọng thêm tình hình lương thực toàn cầuFAO kêu gọi phát triển bền vững hướng đến dinh dưỡng tốt hơn

Giá lúa mì giảm trong tháng 7 do nguồn cung lúa mì toàn cầu lớn. Ảnh: FAO

Chỉ số giá lương thực của FAO, một thước đo thương mại nhằm theo dõi giá cả thị trường quốc tế đối với 5 nhóm thực phẩm chính là thịt, sữa, ngũ cốc, dầu thực vật và đường đạt trung bình 161,9 điểm trong tháng 7, giảm 0,8% so với tháng 6 và thấp hơn 1,4% trong cùng kỳ năm 2015.

Sự suy giảm được cho là do sự sụt giảm về giá bán của ngũ cốc và dầu thực vật. Trong đó, giá ngũ cốc giảm 5,6% so với tháng 6, bởi ngô trượt giá mạnh nhờ vào điều kiện thời tiết thuận lợi ở các khu vực trồng ngô then chốt của Mỹ, nhà sản xuất và xuất khẩu ngô lớn nhất thế giới.

Cũng trong tháng 7, giá lúa mì giảm chủ yếu do nguồn cung toàn cầu lớn và triển vọng xuất khẩu từ khu vực Biển Đen.

Đối với dầu thực vật, loại thực phẩm này có giá bán giảm 2,8% so với tháng 6. Giá dầu thực vật giảm trong tháng thứ 3 liên tiếp chủ yếu do giá dầu cọ sụt xuống mức thấp nhất trong vòng 5 tháng qua. Điều này phản ánh sự phục hồi trong hoạt động sản xuất dầu cọ ở Đông Nam Á, kết hợp với nhu cầu nhập khẩu toàn cầu. Bên cạnh đó, giá dầu đậu nành, dầu hướng dương và dầu hạt cải cũng giảm, nhờ vào triển vọng khả quan hơn về nguồn cung so với dự đoán trước đó.

Trong khi đó, giá sữa tăng 3,2% so với tháng 6, giá bơ cũng cho thấy sự trỗi dậy mạnh nhất trong nhóm thực phẩm này. Tuy vậy, chúng vẫn ở mức rất thấp so với những năm gần đây.

Ngoài ra, giá thịt tăng 1,3% so với tháng 6. Giá bán đối với tất cả các sản phẩm thịt vẫn giữ ở mức ổn định, bởi sự thiếu hụt của đàn lợn thịt trong Liên minh châu Âu, cũng như sản lượng thịt cừu và thịt bò giảm ở châu Đại Dương. Đáng chú ý, nhu cầu về thịt vẫn còn khá mạnh, nhờ sự phục hồi trong việc mua hàng của Trung Quốc và hoạt động nhập khẩu bền vững của một số quốc gia khác ở châu Á.

Giá đường trong tháng 7 tăng 2,2%, phần lớn chịu ảnh hưởng từ việc đồng tiền Brazil tăng mạnh so với đồng đô la Mỹ trong thời gian này.

Lê Thảo (Lược dịch từ UN & Clevelandstar)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gia tăng số lượng quốc gia tham gia cách tiếp cận đầu tư sáng tạo của FAO

Các phương pháp tiếp cận đổi mới sáng tạo và có mục tiêu hướng đến sự phát triển đang được chú ý hơn bao giờ hết, điều này được nhấn mạnh bởi sự tham gia ngày càng tăng vào Diễn đàn Đầu tư Hand-in-Hand năm 2024, trong khuôn khổ Diễn đàn Lương thực thế giới (WFF), đang được tổ chức từ ngày 14 - 18/10 tại thủ đô Rome, Italy.

Gia tăng số lượng quốc gia tham gia cách tiếp cận đầu tư sáng tạo của FAO
LHQ: Nạn đói thảm khốc tăng gấp đôi vào năm 2024

Được biên soạn bởi một nhóm các cơ quan của Liên hợp quốc gồm Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP)…, báo cáo toàn cầu mới cập nhật về khủng hoảng lương thực cho thấy gần 2 triệu người hiện đang phải vật lộn với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng nhất, được phân loại là mức độ 5 trên thang đánh giá IPC toàn cầu - nấc thang theo dõi nạn đói. Về số liệu tổng thể, số người đang phải gánh chịu nạn đói đã tăng gấp đôi vào năm 2024, chủ yếu là do tác động tiêu cực từ các cuộc xung đột đang diễn ra ở Gaza và Sudan.

LHQ Nạn đói thảm khốc tăng gấp đôi vào năm 2024

TIN MỚI

Return to top