ClockChủ Nhật, 16/12/2018 15:03

Doanh nghiệp Hàn Quốc tìm đường vào thị trường ASEAN

TTH.VN - Tuần trước, dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Kim Hyun-chul, ủy ban đặc biệt tuyên bố sẽ cung cấp 1.000 tỷ USD được đảm bảo từ nay đến năm 2020 để hỗ trợ các công ty vừa và nhỏ thuận lợi khi tiến vào thị trường Đông Nam Á.

Hàn Quốc dành ngân sách kỷ lục cho văn hóa, thể thao và du lịchQuốc hội Hàn Quốc phê chuẩn FTA sửa đổi với MỹMỹ, Hàn Quốc mở cửa cuộc Đối thoại Kinh tế Cao cấp lần thứ 3Hàn Quốc, OECD thắt chặt quan hệ hợp tácThương mại song phương Hàn Quốc-ASEAN ước đạt 160 tỷ USD trong năm nay

Tổng thống Moon Jae-in nhấn mạnh tầm quan trọng của Việt Nam đối với Hàn Quốc và sự cần thiết khi hai nước trao đổi, hợp tác kinh tế và phát triển con người. Ảnh: Yonhap

Cùng với những nỗ lực của chính phủ Hàn Quốc nhằm thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao và kinh tế với Đông Nam Á, các doanh nhân Hàn cũng đang tăng cường tìm kiếm cơ hội hoạt động tại thị trường này để đạt được nhiều lợi ích từ các nền kinh tế đang đà phát triển nhanh chóng trong khu vực, nơi có khoảng 630 triệu dân và tổng sản phẩm nội địa trị giá 2,4 nghìn tỷ USD.

Được biết, chính sách miền Nam mới là chính sách kinh tế đối ngoại quan trọng của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, phản ánh cam kết kiên định của giới chức nước này về việc cùng nhau thịnh vượng với các nước ASEAN bao gồm Brunei, Campuchia, Việt Nam, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Indonesia, Thái Lan và Lào.

Trong khuôn khổ của chính sách, một ủy ban đặc biệt đã được thiết lập hồi tháng 8 dưới sự lãnh đạo của văn phòng Tổng thống Cheong Wa Dee với sự tham gia của 30 quan chức từ 18 bộ ngành.

Tuần trước, dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Kim Hyun-chul, ủy ban tuyên bố sẽ cung cấp 1.000 tỷ USD được đảm bảo từ nay đến năm 2020 để hỗ trợ các công ty vừa và nhỏ thuận lợi khi tiến vào thị trường Đông Nam Á.

Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hiện cũng đang tham gia vào các buổi đàm phán hướng tới Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Trong đó, chính phủ nước này đang thúc đẩy các thỏa thuận thương mại song phương với Indonesia và Malaysia để tăng cường hợp tác kinh tế và đầu tư.

“ASEAN và Ấn Độ là những thị trường vô cùng quan trọng đối với tương lai phát triển mở rộng của chúng tôi. Tôi nhận thấy rằng chính sách miền Nam mới cũng đóng vai trò rất lớn để mở rộng hợp tác kinh tế lẫn nhau và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của Hàn Quốc”, tờ Yonhap ngày 16/12 dẫn lời phát biểu của Tổng thống Moon Jae-in cho hay.

Ngoài những nỗ lực kể trên, vị tổng thống cũng kêu gọi các bộ trưởng cùng nhau tăng cường hành động để đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Hàn Quốc – ASEAN dự kiến sẽ diễn ra tại Hàn Quốc vào năm 2019 nhân dịp kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Đan Lê (Lược dịch từ Yonhap)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
Hàn Quốc chính thức trở thành “xã hội siêu già”

Theo số liệu chính thức vừa được Bộ Nội vụ Hàn Quốc công bố ngày 24/12, Hàn Quốc đã chính thức trở thành “xã hội siêu già” khi tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên vượt quá 20%, trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học do dân số già hóa nhanh chóng và tỷ lệ sinh thấp ở mức đáng báo động.

Hàn Quốc chính thức trở thành “xã hội siêu già”

TIN MỚI

Return to top