ClockThứ Sáu, 02/11/2018 20:53

Đô thị hoá nhanh chóng có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở châu Á

TTH - Hàng trăm triệu trẻ em và người trưởng thành ở các thành phố mở rộng nhanh chóng của châu Á đang bị suy dinh dưỡng, tình trạng này sẽ tiếp diễn nếu không có quy hoạch đô thị "bao trùm, bền vững và nhạy cảm với dinh dưỡng", 4 cơ quan của Liên Hiệp quốc (LHQ) cho biết trong một báo cáo được công bố ngày 2/11 tại Bangkok, Thái Lan.

FAO kêu gọi phát triển bền vững hướng đến dinh dưỡng tốt hơn

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương có hơn 1/2 tổng số 821 triệu người suy dinh dưỡng trên thế giới. Ảnh: AFP

Châu Á-Thái Bình Dương có tỷ lệ đô thị hoá cao nhất thế giới, cũng là nơi có hơn 1/2 tổng số 821 triệu người suy dinh dưỡng toàn cầu, theo các nhà lãnh đạo khu vực của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO), Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

"Tiến bộ trong việc cải thiện sự thiếu dinh dưỡng chậm lại đáng kể. Trong bối cảnh di cư từ nông thôn sang thành thị tiếp tục tăng nhanh, suy dinh dưỡng đô thị là một thách thức mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt", báo cáo trên nói thêm.

Trong khi đó, có hơn 1 trên 8 người trưởng thành đang bị béo phì, châu Á-Thái Bình Dương ghi nhận tỷ lệ phát triển béo phì ở trẻ em nhanh nhất, do việc tiếp cận dễ dàng hơn đối với thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối, chất béo và đường.

Đô thị hoá nhanh chóng là yếu tố then chốt dẫn đến mức độ suy dinh dưỡng và béo phì gia tăng ở châu Á-Thái Bình Dương, "nếu không được quản lý tốt, đô thị hóa nhanh chóng có thể dẫn đến những hệ thống thực phẩm rối loạn chức năng, làm suy dinh dưỡng và béo phì xảy ra trong cùng một thành phố, hay thậm chí trong cùng một hộ gia đình. Do đó, điều quan trọng là phải đảm bảo các thành phố mở rộng nhanh chóng ở châu Á-Thái Bình Dương được lên kế hoạch một cách bao quát, bền vững và nhạy cảm với dinh dưỡng", báo cáo lưu ý.

"Các nhà quy hoạch đô thị phải trở thành những đối tác dinh dưỡng mới. Thế giới không thể đạt mục tiêu năm 2030 về chấm dứt nạn đói nếu châu Á-Thái Bình Dương không dẫn đầu", báo cáo khẳng định.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Reuters & Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt

Với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi việc người dân đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt trên địa bàn, cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành chức năng của huyện Quảng Điền đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, khép kín địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

TIN MỚI

Return to top