ClockThứ Tư, 14/08/2019 07:02

Điều hướng xử lý lãng phí thực phẩm

TTH.VN - Khi các cuộc tranh luận về biến đổi khí hậu ngày một tăng, ngành công nghiệp thực phẩm, với lãng phí thực phẩm đang nổi lên như một trong những thủ phạm chính.

Để đảm bảo tương lai thực phẩm bền vững cho người dân toàn cầuNhiều sáng kiến giải quyết lãng phí thực phẩm ở ASEANBiến đổi khí hậu từ trong thực đơnChế độ ăn nghèo dinh dưỡng đe dọa sức khỏe nghiêm trọng

Ảnh minh họa: CNBC

Theo Liên Hiệp quốc, thực phẩm bị lãng phí trong chuỗi cung ứng, nhất là các thực phẩm bị bỏ lại trên bàn ăn là một trong những tác nhân đóng góp lớn nhất vào biến đổi khí hậu toàn cầu khi mỗi năm tạo ra đến 4,4 gigaton Carbon Dioxide. Nếu thực phẩm lãng phí là một quốc gia, nó có thể là quốc gia lớn thứ 3, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc.

Nhận thấy mức độ nghiêm trọng, ngày càng nhiều quốc gia đang thức tỉnh về tầm quan trọng trong việc các doanh nghiệp đưa ra cách thức để giải quyết vấn đề.

Liên Hiệp quốc chỉ ra rằng, cái giá phải trả cho những ảnh hưởng đối với xã hội, kinh tế và môi trường trị giá khoảng 2,5 nghìn tỷ mỗi năm. Điều này cùng lúc tạo ra làn sóng của rất nhiều doanh nghiệp kỳ vọng có thể góp sức thông qua các giải pháp xử lý lãng phí thực phẩm.

The Food Bank Singapore – một ngân hàng thức ăn có trụ sở tại Singapore được thành lập với hoạt động chính là thu thập thực phẩm dư thừa từ các nhà cung cấp và phân phối lại cho các nhà tình thương và các tổ chức từ thiện.

Nichol Ng – Người đồng sáng lập tổ chức phi lợi nhuận này cho biết, The Food Bank Singapore nhắm mục tiêu cùng lúc giải quyết hai vấn đề là lãng phí thực phẩm và khan hiếm thực phẩm bằng cách khuyến khích các cá nhân và tập đoàn quyên góp thực phẩm thừa để tái phân phối cho những người cần chúng hơn.

Tuy nhiên, bà Nichol Ng cũng khẳng định rằng vẫn còn một chặng đường rất dài để khiến các cơ sở cung cấp thực phẩm giảm hạn chế lãng phí tại nguồn.

Nhờ vào các công ty năng lượng đơn cử như HomebiAF có trụ sở ở Israel, các phế phẩm của thực phẩm không sử dụng được có thể có công dụng mới như được chuyển hóa thành phân bón và khí đốt.

Cụ thể, doanh nghiệp HomebiAF sử dụng vi khuẩn để phá vỡ kết cấu của các loại thực phẩm, bao gồm trái cây, rau quả, thịt... và chuyển đổi chúng thành khí sinh học.

Trả lời báo giới CNBC, Người đồng sáng lập của HomeBiAF, Yair Teller nhận định công nghệ này là một giải pháp rõ ràng và hiệu quả để giải quyết vấn đề lãng phí thực phẩm, cùng lúc giải quyết cả vấn đề thiếu năng lượng.

Để có điện, nước nóng... nhằm phục vụ cho nhu cầu cần thiết của con người, tất cả đều có thể đến từ vật liệu hữu cơ, ông Yair Teller khẳng định. Theo cách này, con người hoàn toàn có thể tân dụng nguồn chất thải hữu cơ thải ra hằng ngày để làm những chuyện có ích hơn.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều nước châu Á cần tăng cường tái chế để giảm ô nhiễm nhựa

Với chủ đề “Thực hiện hành động chấm dứt ô nhiễm nhựa”, diễn đàn SEA of Solutions (SoS) 2024 vừa được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào cuối tuần qua đã kêu gọi các quốc gia châu Á mới nổi, đặc biệt là ở Đông Nam Á, cần phân bổ nhiều nguồn lực hơn vào tuần hoàn nhựa để giảm ô nhiễm nhựa và đảm bảo phát triển bền vững.

Nhiều nước châu Á cần tăng cường tái chế để giảm ô nhiễm nhựa
Xóa sổ “lãng phí thực phẩm”: Chuyện không của riêng ai

Cộng đồng toàn cầu đã công nhận “lãng phí thực phẩm” là một vấn đề quan trọng, được đưa vào Mục tiêu phát triển bền vững 12 (SDG12) về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Mục tiêu của SDG12 là giảm một nửa lượng lãng phí thực phẩm toàn cầu ở cấp độ bán lẻ và người tiêu dùng vào năm 2030.

Xóa sổ “lãng phí thực phẩm” Chuyện không của riêng ai
1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói

Theo một báo cáo mới của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố ngày 27/3, trong khi 2,4 tỷ người trên thế giới (tương đương 1/3 nhân loại) phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng hoặc vừa phải và 783 triệu người bị ảnh hưởng bởi nạn đói, thì hơn 1 tỷ bữa ăn đang bị lãng phí mỗi ngày.

1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói
Tập huấn tái chế rác thải nhựa

Hoạt động trên được Hội LHPN TP. Huế phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức ngày 27/3 nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong việc chung tay bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa.

Tập huấn tái chế rác thải nhựa

TIN MỚI

Return to top