Thế giới

Nhiều nước châu Á cần tăng cường tái chế để giảm ô nhiễm nhựa

ClockThứ Ba, 24/09/2024 11:27
TTH - Với chủ đề “Thực hiện hành động chấm dứt ô nhiễm nhựa”, diễn đàn SEA of Solutions (SoS) 2024 vừa được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào cuối tuần qua đã kêu gọi các quốc gia châu Á mới nổi, đặc biệt là ở Đông Nam Á, cần phân bổ nhiều nguồn lực hơn vào tuần hoàn nhựa để giảm ô nhiễm nhựa và đảm bảo phát triển bền vững.

Chỉ tái chế nhựa là chưa đủTừ năm 2022, Ấn Độ sẽ cấm hầu hết nhựa dùng một lần

 Một nhà máy phân loại và tái chế rác thải nhựa để gỉảm ô nhiễm. Ảnh: iStocks

Tại sự kiện, bà Regula Schegg, Giám đốc tài chính & điều hành của tổ chức Circulate Capital nhấn mạnh rằng thế giới đang rất cần tăng cường tài chính và chấm dứt ô nhiễm nhựa, do lượng rác thải nhựa mà các quốc gia thải ra hiện nay đã lên đến mức “khổng lồ”.

“Để cắt giảm 90% lượng rác thải nhựa không được quản lý tốt so với mức của năm 2019 cần khoảng 17.000 tỷ USD từ các quỹ công và tư trong giai đoạn 2025-2040”, bà cho biết.

Mặc dù số tiền tài trợ để giải quyết ô nhiễm nhựa ngày càng tăng, đạt mức cao nhất vào những năm 2020, nhưng bà Schegg lưu ý rằng mức đó vẫn chưa đủ, nhất là ở các nền kinh tế mới nổi.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ UN News, Straitstimes & ANN )
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữa bối cảnh bất ổn, châu Á có nhiều cơ hội trong đầu tư tác động

Trong một môi trường chính trị phân cực, đầu tư tác động - chiến lược đầu tư không chỉ tạo ra lợi nhuận tài chính mà còn tạo ra tác động tích cực tới xã hội hoặc môi trường - đang nổi lên như một chiến lược quan trọng để đối phó với biến đổi khí hậu, bất bình đẳng xã hội và đáp ứng nhu cầu cấp thiết về tăng trưởng bền vững.

Giữa bối cảnh bất ổn, châu Á có nhiều cơ hội trong đầu tư tác động
Đã đến lúc tăng cường tài trợ cho phát triển bền vững toàn cầu

Các chuyên gia nhận định, chuỗi hội nghị của Liên hợp quốc về Tài trợ cho Phát triển là những cơ hội tuyệt vời để xây dựng sự đồng thuận về các vấn đề tài chính toàn cầu. Trong đó, cuộc họp tiếp theo dự kiến sẽ được tổ chức vào giữa năm 2025 tại Tây Ban Nha, sẽ tiếp tục thúc đẩy tiến trình đã đạt được trước đó tại Monterrey (Mexico) vào năm 2002, Doha (Qatar) vào năm 2008 và Addis Ababa (Ethiopia) vào năm 2015.

Đã đến lúc tăng cường tài trợ cho phát triển bền vững toàn cầu
Return to top