ClockThứ Năm, 04/08/2016 14:22

Cuba bào chế được vaccine điều trị ung thư phổi

Mặc dù được gọi tên là vaccine, nhưng CIMAvax không phải giải pháp phòng bệnh như vắc xin thông thường, nó giúp ức chế khối u của người bị ung thư phổi.
 
Cuba bào chế được vắc-xin điều trị ung thư phổi 
Giáo sư Camilo Rodriguez của Trung tâm miễn dịch học phân tử ở thủ đô Havana - Ảnh: CNN

Theo CNN, các chuyên gia y tế tại Trung tâm miễn dịch học phân tử (CIM) ở ngoại ô thủ đô Havana đã bào chế được loại vaccine đặc biệt CIMAvax hỗ trợ điều trị ung thư phổi.

Vaccine CIMAvax không có chức năng phòng bệnh theo như cách hiểu thông thường về công năng của vaccine, vì nó có khả năng ức chế sự phát triển của những khối u đã có trong cơ thể người bệnh.

Do vậy, CIMAvax hoạt động như một loại thuốc điều trị ung thư phổi, và được gọi là "vaccine điều trị".

Thay vì tấn công trực tiếp vào khối u, vaccine CIMAvax hỗ trợ tăng cường cơ chế miễn dịch cho cơ thể người bệnh, giúp có nội lực chống lại tế bào ung thư.

Loại vắc-xin này đã thu hút sự quan tâm của toàn thế giới, trong đó có các chuyên gia y học của Mỹ. Nhiều nước cũng đang tham gia các thử nghiệm lâm sàng vaccine này (trên 5.000 bệnh nhân khắp thế giới) như Nhật Bản và một số nước châu Âu.

Trong một thử nghiệm quy mô nhỏ, những người bệnh có tuổi từ 60 trở xuống đã kéo dài thời gian sống trung bình dài hơn 11 tháng so với những người không được điều trị bằng loại vaccine mới.

Có những trường hợp ngoại lệ như ông Orelve Alberto Sanchez Leal, 77 tuổi, một "con nghiện" thuốc lá hạng nặng. Năm 2007, ông được chẩn đoán ung thư phổi, và đã được chữa trị theo cách thông thường. Sau đó, ông tham gia thử nghiệm điều trị với vaccine CIMAvax và tới nay ông vẫn còn sống. 

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của vaccine đã và đang được nhấn mạnh. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày khoảng cách về năng lực của nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi nói đến đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời. Tương tự như các khu vực khác, ASEAN đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường hệ sinh thái/cơ sở hạ tầng vaccine bằng cách sử dụng sáng kiến An ninh và Tự lực vaccine (AVSSR) để đối phó với những vấn đề này.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

TIN MỚI

Return to top