ClockThứ Ba, 21/02/2017 14:32

Bước tiến mới trong chinh phục vũ trụ

Ngày 19/2, tên lửa đẩy hai tầng Falcon 9 của Hãng SpaceX đã được phóng thành công từ bệ phóng của Cơ quan Hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ (NASA), đưa tàu vũ trụ Dragon vào quỹ đạo Trái đất.

​NASA phóng tàu điều tra tiểu hành tinh có thể đụng Trái đấtSpaceX đáp thành công tên lửa xuống tàu trên biểnNASA công bố ảnh cận cảnh sao Diêm Vương

Tên lửa Falcon 9 của Hãng SpaceX được phóng từ bệ phóng 39A ở Trung tâm vũ trụ Kennedy tại Cape Canaveral, bang Florida, Mỹ ngày 19/2/2017. Ảnh: Reuters

NASA mô tả cuộc phóng tên lửa mang hàng tiếp tế cho ISS này là sự mở đầu cho một giai đoạn mới với các hoạt động của Mỹ trong không gian.

Ngoài ý nghĩa về mặt công nghệ, "giai đoạn mới" này còn đánh dấu về sự chuyển đổi khi Chính phủ Mỹ muốn giao phó nhiều hơn nữa các hoạt động chinh phục vũ trụ cho các tập đoàn công nghệ tư nhân như SpaceX. Hiện NASA là khách hàng lớn nhất của SpaceX.

Bệ phóng lịch sử

Tên lửa Falcon 9 phóng đi từ Cape Canaveral lúc 9h39 giờ địa phương ngày 19-2. Sau khi rời khỏi bệ phóng khoảng hai phút rưỡi, tầng thứ hai của tên lửa tách khỏi tầng đầu tiên của nó.

Trong lúc tầng đầu tiên (với 9 động cơ Merlin vốn rất phức tạp và đắt tiền) quay trở lại Trái đất và tiếp đất ở vị trí chỉ cách chỗ nó phóng đi vài dặm, thì tầng thứ hai mang theo tàu vũ trụ Dragon vào quỹ đạo Trái đất tầm thấp (cách bề mặt Trái đất khoảng 400km).

Tàu Dragon mang theo khoảng 2,5 tấn đồ tiếp tế và các trang thiết bị phục vụ thí nghiệm khoa học cho các phi hành gia đang làm việc tại ISS. Đây là lần tiếp tế thứ 10 của SpaceX cho ISS.

Chỉ khoảng 8 phút sau khi được phóng lên, tầng thứ nhất của tên lửa Falcon 9 đã tiếp đất an toàn tại một khu đất của SpaceX ở thành phố Cape Canaveral, hạt Brevard, bang Florida.

Trong khi đó tàu Dragon đã đạt tới quỹ đạo mong muốn và đang từ từ tiến về phía ISS trong hai ngày tới. Dự kiến Dragon "cập cảng" ISS trong thứ tư tuần này (22-2).

Với SpaceX, cuộc phóng thành công Falcon 9 ngày 19-2 là một dấu mốc lớn với họ vì đây là lần phóng tên lửa đầu tiên của SpaceX, một công ty tư nhân, từ bệ phóng Lauch Complex 39A của NASA.

Đây là bệ phóng ghi đậm những dấu ấn lịch sử tại Trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA, vì đó là nơi từng diễn ra các sứ mệnh chinh phục vũ trụ của tàu Apollo, trong đó có tàu vũ trụ Apollo 11 đưa những phi hành gia đầu tiên lên Mặt trăng năm 1969.

Cũng là nơi diễn ra chuyến bay đầu tiên và cũng là chuyến bay cuối cùng của tàu vũ trụ Shuttle (Con thoi).

Kể từ sứ mệnh cuối cùng của tàu vũ trụ Shuttle năm 2011, 
6 năm qua bệ phóng phức hợp 39A không chứng kiến một cuộc phóng tên lửa nào.

Tuy nhiên năm 2014 SpaceX đã ký hợp đồng thuê lại bệ phóng này với NASA để nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu phóng tên lửa Falcon 9 cũng như các tên lửa Falcon Heavy sau này của SpaceX.

Theo CEO của SpaceX, ông Elon Musk, chỉnh sửa lớn nhất với bệ phóng LC-39A là những thay đổi liên quan tới hệ thống đẩy từ mặt đất. Chi phí cho sự nâng cấp này khoảng hơn 100 triệu USD.

Bùng nổ trong năm 2017

Trên thực tế SpaceX trước đó không có ý định tiến hành cuộc phóng tên lửa Falcon 9 mang theo tàu vũ trụ Dragon tại bệ phóng 39A.

Theo kế hoạch ban đầu từ năm ngoái, công ty này dự kiến phóng tàu Dragon từ một bệ phóng khác ở khu Launch Complex 40 (LC40).

Tuy nhiên sau khi xảy ra vụ nổ tên lửa tháng 9-2016 tại LC40 làm hỏng nặng cả bệ phóng lẫn một vệ tinh, gây tốn kém hàng trăm triệu USD, SpaceX buộc phải dời kế hoạch sang khu bệ phóng mới nâng cấp 39A tại Trung tâm vũ trụ Kennedy.

Trước đó, tháng 6-2015 một sự cố nổ tương tự cũng đã xảy ra chỉ vài phút sau khi tên lửa Falcon 9 được phóng lên.

Sự "lận đận" với Falcon 9 còn xảy ra ngay trong lần phóng mới nhất này, mặc dù chỉ là trục trặc nhỏ. Ban đầu kế hoạch phóng tàu Dragon được lên lịch lúc 10h01 giờ địa phương ngày 18-2, nhưng rồi vào phút chót, khi chỉ còn 13 giây nữa là tới thời điểm phóng Falcon 9, SpaceX quyết định hủy bỏ kế hoạch và dời lại vào ngày hôm sau, 19-2.

Theo SpaceX, họ phải thay đổi vào phút chót vì vấp phải hai vấn đề với tên lửa, trong đó có một trục trặc ảnh hưởng tới phần điều chỉnh phương hướng ở tầng thứ hai của tên lửa Falcon 9.

Tuy nhiên lần phóng thành công Falcon 9 từ bệ phóng 39A có thể sẽ là tín hiệu khởi đầu cho thấy khả năng SpaceX sẽ tăng đáng kể tần suất hoạt động của tên lửa này trong năm 2017.

Chủ tịch SpaceX, bà Gwynne Shotwell, đầu tháng này cho biết hãng công nghệ của bà đang tiến tới mục tiêu trong năm 2017, cứ hai đến ba tuần một lần sẽ lại phóng tên lửa Falcon 9.

Đưa con người lên sao Hỏa từ năm 2018

Ngày 27-9-2016, tại hội nghị quốc tế hàng không vũ trụ lần thứ 67 ở Guadalajara, Mexico, ông Elon Musk - nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành (CEO) của Tập đoàn công nghệ SpaceX - đã trình bày kế hoạch đầy tham vọng của ông về việc đưa con người lên chinh phục sao Hỏa từ năm 2018.

Theo kế hoạch của ông Musk, những chuyến tàu thử nghiệm đầu tiên sẽ bắt đầu vào năm 2018, và những chuyến bay chở theo người và chỉ đi một chiều lên sao Hỏa sẽ bắt đầu năm 2024.

Ông chủ Tập đoàn SpaceX từng không ít lần chia sẻ về khát vọng đưa con người lên sao Hỏa. Tham vọng của ông là đưa đến 1 triệu người lên "định cư" trên sao Hỏa trong 100 năm tới.

Tại thời điểm đó tính toán cho biết chi phí lên sao Hỏa với một người khoảng 10 tỉ USD/khách, nhưng tỉ phú công nghệ cho rằng mục tiêu của ông sẽ là hạ xuống mức còn 100.000 USD/người.

Ông chủ Elon Musk (sinh năm 1971) của SpaceX là một trong các lãnh đạo công nghệ đi tiên phong trong việc mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ.

Trong thông cáo sau cuộc phóng thành công Falcon 9, SpaceX cho biết tên lửa Falcon 9 và tàu vũ trụ Dragon "được thiết kế ngay từ đầu với mục tiêu đưa con người vào vũ trụ và theo một thỏa thuận với NASA, SpaceX đang nỗ lực làm việc hướng tới mục tiêu đó".

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học của NASA đã tiết lộ một kế hoạch táo bạo nhằm chống lại biến đổi khí hậu bằng cách thả các hạt băng vào bầu trời. Mục tiêu là phun hàng tấn hạt băng vào tầng khí quyển cao từ các máy bay có độ cao 58,000 feet so với mặt đất, cao hơn 20,000 feet so với các máy bay thương mại.

NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu
NASA và ESA hợp tác chống biến đổi khí hậu

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vừa quyết định hợp lực trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, một động thái mà 2 cơ quan này nhận định là sẽ mở đường cho một phản ứng toàn cầu đối với vấn đề biến đổi khí hậu.

NASA và ESA hợp tác chống biến đổi khí hậu

TIN MỚI

Return to top