ClockThứ Tư, 24/01/2018 07:18

Ấn Độ lên kế hoạch xây dựng nền kinh tế hàng nghìn tỷ USD vào năm 2025

TTH.VN - Phát biểu tại lễ khai mạc Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 48 ở Davos, Thụy Sỹ, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết quốc gia này đang hướng đến phát triển một nền kinh tế có giá trị hàng nghìn tỷ USD vào năm 2025.

Tạo dựng một tương lai chung trong thế giới rạn nứtLo ngại lớn nhất của thế giới là biến đổi khí hậuSingapore sẽ hưởng lợi từ Cách mạng công nghiệp 4.0WEF khảo sát giới trẻ về các vấn đề toàn cầu

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: Bloomberg

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu này, vị thủ tướng nhấn mạnh, “Hầu như các lĩnh vực trong nền kinh tế của chúng tôi đều được mở rộng để chào đón sự đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Ngoài ra, hơn 1.400 điều luật gây trở cho hoạt động kinh doanh của Ấn Độ đều đã và đang tiếp tục bị bãi bỏ trong 3 năm trở lại đây”.

Chính phủ Ấn Độ cũng từng bước giảm bớt các hạn chế trong quá trình sửa đổi nhiều quy định quản lý đầu tư nước ngoài trong các ngành công nghiệp, bao gồm cả bán lẻ và hàng không.

Trước đó, Narendra Modi đã ra lệnh nới lỏng các quy định về đầu tư trong lĩnh vực quốc phòng, xây dựng, bảo hiểm, lương hưu và các lĩnh vực khác dẫn đến việc dòng vốn đầu tư nước ngoài của nước này được ghi nhận ở mức cao nhất vào tháng 3/ 2017.

Đan Lê (Lược dịch từ Bloomberg)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Có thể mất 134 năm để thu hẹp khoảng cách giới toàn cầu

Trong báo cáo mới được công bố ngày hôm nay (12/6), Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) cho biết, tình trạng bất bình đẳng giới trên toàn thế giới đã giảm nhẹ trong năm qua, nhưng với tốc độ chậm hơn so với trước đây.

Có thể mất 134 năm để thu hẹp khoảng cách giới toàn cầu
WEF: Hợp tác toàn cầu sẽ hạn chế khủng hoảng khí hậu, cứu sống 14,5 triệu người vào năm 2050

Một phân tích mới của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cảnh báo, thiên tai gia tăng do khủng hoảng khí hậu có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế lên đến 12,5 tỷ USD và khiến 14,5 triệu người tử vong trên toàn thế giới vào năm 2050. Tuy nhiên, vẫn còn thời gian để các bên liên quan trên toàn cầu thực hiện hành động mang tính quyết định và chiến lược nhằm chống lại những dự báo này, cùng với đó là giảm thiểu tác động sức khỏe gây nên bởi biến đổi khí hậu.

WEF Hợp tác toàn cầu sẽ hạn chế khủng hoảng khí hậu, cứu sống 14,5 triệu người vào năm 2050
Hội nghị WEF Davos năm 2024:
Thủ tướng Thái Lan thúc đẩy tầm nhìn “ASEAN liền mạch”

Tạp chí Nikkei Asia ngày 18/1 cho hay, tại Hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), sự kiện đang được tổ chức từ ngày 15 - 19/1 ở Davos của Thụy Sĩ, Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin đã đưa ra tầm nhìn biến các quốc gia Đông Nam Á thành một điểm đến duy nhất đối với khách du lịch, tìm cách thu hút sự quan tâm của quốc tế trong khu vực này.

Thủ tướng Thái Lan thúc đẩy tầm nhìn “ASEAN liền mạch”

TIN MỚI

Return to top