Thế giới

Sự khác biệt giữa vaccine cho trẻ em và vaccine cho người lớn

ClockThứ Hai, 06/12/2021 14:23
Trước sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron và sự gia tăng các trường hợp trẻ em mắc COVID-19, Chính phủ Bỉ đang tập trung thúc đẩy việc tiêm cho trẻ em lứa tuổi từ 5-11.

WHO: 7 nước Địa Trung Hải chưa đạt 10% tỷ lệ bao phủ vaccine COVID-19Lãnh đạo EU: Đã đến lúc nghĩ đến việc bắt buộc tiêm vaccine ngừa COVID-19

 Vaccine phòng COVID-19 của Hãng Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, phát biểu với báo giới hôm 3/12, Bộ trưởng Y tế liên bang Frank Vandebroucke cho biết hiện chính phủ đang tiến hành đặt hàng vaccine dành cho trẻ em. Hội đồng y tế cấp cao và Ủy ban đạo đức sinh học của Bỉ sẽ nhóm họp ngày 16/12 tới để đưa ra quyết định.

Theo nhà miễn dịch học Sophie Lucas, Chủ tịch Viện Duve tại Đại học công giáo Louvain, vaccine dành cho trẻ em là Pfizer đã được bào chế để chứa một lượng tương đương với 1/3 liều lượng dành cho người lớn. Vì vậy, liều lượng vaccine dành cho trẻ em chứa 1/3 lượng RNA thông tin có trong vaccine dành cho người lớn.

Nếu liều lượng thấp hơn ở trẻ 5-11 tuổi, thì trên hết là mối quan tâm về chỉ số giữa trọng lượng và chiều cao của cơ thể. Bà Sophie Lucas dẫn các chứng minh cho biết, trẻ trên 12 tuổi có thể nhận được liều lượng chính xác như người lớn từ 18 tuổi trở lên, bởi vì đã đạt được chiều cao và cân nặng tương đương. Ngược lại, trẻ dưới 12 tuổi thì nhỏ hơn nên liều lượng vaccine thấp hơn để đạt hiệu quả tương tự. Mặc dù có sự thay đổi về liều lượng, song trẻ em sẽ có lịch tiêm chủng giống như người lớn. Nói cách khác: hai mũi tiêm cách nhau ba tuần.

Liên quan đến liều 3, bà Sophie Lucas cho rằng có thể sẽ có lần tiêm nhắc lại thứ ba sau đó vài tháng, nhưng tùy thuộc vào tình hình. Giới chức khoa học sẽ đưa ra quyết định.

Ngoài ra, cần phải xem xét vaccine sẽ có hiệu lực trong bao lâu đối với trẻ em. Nhà miễn dịch học Sophie Lucas giải thích: "Hiện tại, rất khó để dự đoán thời gian bảo vệ theo nhóm tuổi". Theo bà, người ta cho rằng những gì xảy ra ở trẻ em từ 5 đến 11 tuổi có thể sẽ giống như ở trẻ em trên 12 tuổi và người lớn trên 18 tuổi. Về cơ bản, không có lý thuyết nào giải thích tại sao khả năng miễn dịch có thể ngắn hơn.

Còn về tác dụng phụ, theo bà Sophie Lucas, trẻ em có thể sẽ không bị ảnh hưởng nhiều hơn những người trên 12 tuổi. Trong các nghiên cứu lâm sàng đã được thực hiện cụ thể ở nhóm tuổi này và các tác dụng phụ của vaccine 1/3 liều đã được xem xét thì chúng có bản chất tương tự như những gì được thấy ở người lớn.

Do đó, trong phần lớn các trường hợp, đây là những tác dụng phụ nhỏ và nhẹ như đau tại chỗ tiêm, hơi sốt, hoặc nhức đầu, v.v. Bà Sophie Lucas khẳng định: "Phản ứng phụ ở trẻ không mạnh hơn ở người lớn. Chúng thậm chí có xu hướng nhẹ hơn một chút vì liều lượng thấp hơn".

Trong trường hợp COVID-19, chính bản chất của virus đã đẩy nhanh quá trình tiêm chủng ở người lớn. Nhà miễn dịch học Sophie Lucas nhấn mạnh: "Chúng ta đang ở trong tình huống đại dịch với một bệnh truyền nhiễm có thể gây nguy hiểm cho người già hoặc những người mắc các bệnh nền. Do đó, khi vaccine đã có sẵn, cần phải triển khai tiêm chủng như một ưu tiên cho những nhóm có nguy cơ này".

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

Theo các chuyên gia, sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) có thể khiến họ mất đi lợi thế trong việc phát triển các kỹ năng đọc, viết và kỹ năng phân tích quan trọng trong tương lai.

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 26/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an tổ chức hội nghị tập huấn bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Return to top