Thế giới

Lãnh đạo EU: Đã đến lúc nghĩ đến việc bắt buộc tiêm vaccine ngừa COVID-19

ClockThứ Năm, 02/12/2021 15:49
TTH.VN - Phát biểu tại Brussels hôm qua (1/12), Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho rằng, đã đến lúc “nghĩ đến việc tiêm chủng bắt buộc” đối với vaccine ngừa COVID-19 khi biến thể Omicron lây lan nhanh chóng đang phủ bóng đen lên các dự báo và làm sâu sắc thêm nỗi lo ngại về một mùa đông nhiều khó khăn phía trước.

Thêm nhiều công ty lớn của Mỹ ủng hộ quy định bắt buộc tiêm vaccineMỹ: Trẻ em từ 12-15 tuổi có thể bắt đầu tiêm vaccine COVID-19

Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen. Ảnh: Reuters/Baoquocte

Theo AFP, tỷ lệ lây nhiễm gia tăng đã buộc ​​nhiều chính phủ châu Âu đưa ra các biện pháp như bắt buộc đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, giới nghiêm hoặc đóng cửa… trong một nỗ lực nhằm hạn chế số ca bệnh phải nhập viện. Tuy nhiên, các biện pháp này cũng khiến các doanh nghiệp lo ngại về việc sụt giảm doanh số khi mùa mua sắm dịp Giáng sinh đang tới rất gần.

Chủ tịch EC der Leyen cho rằng, việc thảo luận về các biện pháp “khuyến khích và có khả năng sẽ cân nhắc về việc tiêm chủng bắt buộc” trong khối là điều “dễ hiểu và phù hợp”. Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh rằng chỉ có mỗi quốc gia mới có thể ra quyết định cuối cùng về các luật lệ đối với vaccine.

Được biết đến nay, 1/3 trong tổng số 450 triệu dân EU vẫn chưa tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 và khối này vẫn chưa có cách tiếp cận chung về việc tiêm vaccine bắt buộc.

Trước đó, Áo đã tuyên bố sẽ bắt buộc tiêm vaccine COVID-19 từ tháng 2/2022 tới, Đức cũng đang cân nhắc quyết định tương tự. Hy Lạp hôm 30/11 cũng cho biết sẽ áp đặt tiêm vaccine bắt buộc cho những người trên 60 tuổi.

Trong khi có thể sẽ mất nhiều tuần để làm rõ khả năng lây nhiễm và khả năng “né” miễn dịch do vaccine tạo ra của biến thể Omicron, nhiều quốc gia đã gấp rút tăng cường các chương trình hiện có, coi đó là tuyến phòng thủ tốt nhất.

Từ hôm qua (1/12), mọi người trưởng thành ở Italia đều được xem là đủ điều kiện để tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 - vốn trước đây chỉ dành cho những người trên 40 tuổi. Anh và Na Uy cũng tuyên bố sẽ tiêm mũi tăng cường cho tất cả người lớn trước khi kết thúc tháng Giêng và Lễ Phục sinh.

Chính phủ Anh vào cuối ngày hôm qua cho biết đã đặt hàng thêm 114 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 từ các công ty dược Pfizer-BioNTech và Moderna, để tăng cường hoạt động tiêm chủng trong 2 năm tới.

Quốc gia này đã đặt mục tiêu trong 2 tháng sẽ tiêm liều thứ 3 cho tất cả người lớn trên 18 tuổi, sau khi mở rộng phạm vi đủ điều kiện và giảm một nửa thời gian cần thiết kể từ khi tiêm mũi cơ bản cuối cùng xuống còn 3 tháng, thay vì 6 tháng như trước đó.

Châu Âu hiện đang chứng kiến số ca nhiễm tăng nhanh trở lại trong làn sóng lây nhiễm thứ 4, song song với mối đe doạ từ biến thể mới Omicron. Cho đến nay, hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đã phát hiện các ca nhiễm biến thể Omicron, trong đó có Australia, Brazil, Anh, Canada, Israel, Italia, Nigeria, Bồ Đào Nha, Mỹ…

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD mới đây đã đưa ra cảnh báo biến thể Omicron có khả năng đe dọa sự phục hồi kinh tế của thế giới và đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2021 từ 5,7% xuống 5,6%.

Tổ chức này cho rằng sự phục hồi đã “mất đà và ngày càng mất cân bằng”, và sẽ vẫn “bấp bênh” cho đến khi vaccine được triển khai trên toàn thế giới.

BẢO NGHI (Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của vaccine đã và đang được nhấn mạnh. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày khoảng cách về năng lực của nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi nói đến đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời. Tương tự như các khu vực khác, ASEAN đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường hệ sinh thái/cơ sở hạ tầng vaccine bằng cách sử dụng sáng kiến An ninh và Tự lực vaccine (AVSSR) để đối phó với những vấn đề này.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực
Thuốc giảm cân hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong vì COVID-19

Hãng tin CNBC ngày 3/9 đưa tin, theo kết quả của một loạt nghiên cứu được Tạp chí Journal of the American College of Cardiology (JACC) - tờ tạp chí tim mạch uy tín nhất của Mỹ thực hiện, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những người sử dụng thuốc giảm cân Ozempic và Wegovy ít đối diện với nguy cơ tử vong vì COVID-19 hoặc bị tác dụng phụ từ loại virus này.

Thuốc giảm cân hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong vì COVID-19
Return to top