Thế giới

WHO: 7 nước Địa Trung Hải chưa đạt 10% tỷ lệ bao phủ vaccine COVID-19

ClockThứ Năm, 02/12/2021 20:19
TTH.VN - Tiến sĩ Almed Al-Mandhari, Giám đốc Văn phòng khu vực Đông Địa Trung Hải của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông tin, có đến 7 quốc gia trong khu vực chưa đạt ngưỡng bao phủ 10% của vaccine COVID-19 Những quốc gia này có nguy cơ cao đối với sự xuất hiện của các biến thể khác của virus SARS-CoV-2.

Biến thể Omicron lây lan rộng khắp thế giớiWTO hoãn họp trước lo ngại về biến thể mớiWHO: Nên nhường vaccine COVID-19 cho người trưởng thành và nước nghèoWHO: Tổng số ca tử vong do COVID-19 ở châu Âu có thể vượt quá 2,2 triệu ngườiWHO kêu gọi 23,4 tỷ USD giúp chấm dứt đại dịch COVID-19

Theo WHO, 7 nước Địa Trung Hải chưa đạt tỷ lệ bao phủ vaccine COVID-19 10%. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Cụ thể, các nước thu nhập thấp, chủ yếu là ở châu Phi chỉ nhận được 0,6% số lượng vaccine trên thế giới, trong khi các quốc gia trong khối G20 đã nhận được hơn 80%.

“Những bất bình đẳng này tồn tại càng lâu thì khả năng xuất hiện nhiều biến thể mới càng lớn. Không ai được an toàn cho đến khi tất cả mọi người đều an toàn”, Giám đốc Almed Al-Mandhari nhấn mạnh.

Được biết đến nay, 24 quốc gia đã thông báo có ca nhiễm biến thể Omicron của COVID-19 và tính đến cuối tháng 11 vừa qua, hơn 16,7 triệu ca nhiễm và hơn 309.500 trường hợp tử vong do COVID-19 đã được báo cáo trên khắp khu vực Địa Trung Hải.

Trong một diễn biến có liên quan đến tình hình dịch COVID-19 trên toàn thế giới, chỉ chưa đầy 4 tuần sau khi được phát hiện lần đầu tiên, biến thể Omicron đang nhanh chóng trở thành biến thể thống trị ở Nam Phi.

Viện Quốc gia Nam Phi về các bệnh truyền nhiễm (NICD) thông tin, dữ liệu dịch tễ học ban đầu cho thấy Omicron có thể tránh được một số khả năng miễn dịch, song các loại vaccine hiện có vẫn có thể bảo vệ người bệnh khỏi nguy cơ diễn biến bệnh nặng và tử vong.

Trong khi đó, nhà dịch tễ học hàng đầu về COVID-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Maria van Kerkhove cho biết, thông tin về khả năng lây nhiễm của Omicron sẽ có trong vài ngày tới.

Giám đốc điều hành hãng dược BioNTech cho biết rằng loại vaccine mà họ hợp tác sản xuất với hãng dược Pfizer có khả năng cung cấp mức độ bảo vệ mạnh mẽ, chống lại nguy cơ mắc bệnh trở nặng do tác động của Omicron.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nói rằng hiện đang là “cuộc chạy đua với thời gian” để ngăn chặn biến thể mới khi các nhà khoa học xác định mức độ nguy hiểm của biến thể.

Về các hạn chế đi lại, khoảng 56 quốc gia được cho là đã áp dụng các biện pháp hạn chế để ngăn chặn sự lây lan của Omicron.

Tuy nhiên, phía tổ chức WHO cho rằng các lệnh cấm đi lại sẽ không ngăn chặn sự lây lan theo quy mô quốc tế của đại dịch. Tuy nhiên chúng sẽ tạo thêm gánh nặng cho cuộc sống và kinh tế của người dân trên toàn cầu. Đồng thời, tổ chức cũng khuyến cáo những người không khỏe, những ai có nguy cơ nhiễm bệnh và người từ 60 tuổi trở lên, cũng như những ai chưa được tiêm chủng nên hoãn việc đi du lịch để đảm bảo an toàn.

Với việc nhiều quốc gia hạn chế người dân từ một số nước châu Phi được nhập cảnh vào đất nước, Fitch Ratings cũng đã hạ dự báo lưu lượng hành khách hàng không toàn cầu cho năm 2021 và 2022.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD giải quyết khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có

Trong bối cảnh xung đột, biến đổi khí hậu, các dịch bệnh và tình trạng di dời đang tạo ra một cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có, với 305 triệu người cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp vào năm 2025, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang kêu gọi 1,5 tỷ USD để hỗ trợ các biện pháp can thiệp y tế cứu sống trên toàn thế giới.

WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD giải quyết khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Return to top