Thế giới

Pháp đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu lên 64 tuổi

ClockThứ Tư, 11/01/2023 13:26
TTH.VN - Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne hôm qua (10/1) đã đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu hợp pháp lên 64 tuổi vào năm 2030, có nghĩa là người lao động Pháp sẽ phải làm việc thêm hai năm nữa trước khi về hưu. Đề xuất này, cùng với thông báo về một cuộc đại tu hệ thống lương hưu, dự kiến sẽ vấp phải nhiều sự phản đối của công chúng, khiến các công đoàn kêu gọi đình công và biểu tình.

Chính phủ Pháp nhượng bộ phía công đoàn trong cải cách lương hưuNhật Bản tăng tuổi nghỉ hưu đối với sĩ quan quân độiHạ viện Nga chính thức thông qua dự luật tăng tuổi về hưuThụy Điển tăng độ tuổi nghỉ hưu sớm nhất lên thành 64 tuổi

Theo đề xuất mới, tuổi nghỉ hưu của người lao động Pháp se nâng lên đến 64 tuổi. Ảnh: Financial Times/NLD

Quyền được nghỉ hưu ở độ tuổi còn khá trẻ rất được trân trọng ở Pháp và cuộc cải cách này sẽ là một “phép thử lớn” đối với Tổng thống Emmanuel Macron trong việc mang lại sự thay đổi khi những bất mãn xã hội đang gia tăng do chi phí sinh hoạt leo thang.

Theo AFP, Thủ tướng Borne cũng sẽ đẩy nhanh các thay đổi khác trong hệ thống lương hưu nhằm kéo dài sự nghiệp của nhiều người lao động nếu họ muốn nghỉ hưu với đầy đủ chế độ lương hưu. Trong khi Chính phủ của Tống thống Macron coi động thái này là rất quan trọng để ngăn chặn hệ thống lương hưu không bị sụp đổ vì thâm hụt, thì phía các công đoàn lại cho rằng cải cách là không công bằng và không cần thiết.

Một cuộc thăm dò của Odoxa cho thấy cứ 5 công dân thì có 4 người phản đối việc tăng tuổi nghỉ hưu. “Có nhiều cách khác để tài trợ cho lương hưu hơn là tăng tuổi nghỉ hưu”, ông Frederic Perdriel, 56 tuổi, cho biết chi tham gia một cuộc biểu tình nhỏ ở thành phố Rennes để bày tỏ sự phản đối.

“Tôi biết rõ rằng việc thay đổi hệ thống lương hưu sẽ đặt ra nhiều câu hỏi và lo ngại cho người Pháp”, Thủ tướng Borne phát biểu trong một cuộc họp báo về vấn đề này, nhưng khẳng định chính phủ cần đưa ra một dự án nhằm cân bằng hệ thống lương hưu, và Pháp phải đối mặt với thực tế lao động.

Đại tu hệ thống lương hưu là trụ cột chính trong chương trình cải cách của Tổng thống Macron khi ông bước vào Điện Elysee vào năm 2017. Tuy nhiên, ông đã gác lại nỗ lực đầu tiên này khi chính phủ phải chiến đấu để ngăn chặn COVID-19.

Những thay đổi mới đề xuất sẽ được Quốc hội Pháp xem xét vào đầu tháng tới, và dự đoán sẽ không dễ dàng được thông qua. Tổng thống Macron và Thủ tướng Borne cần phải giành được sự ủng hộ của các nhà lập pháp bảo thủ Les Republicains (LR) trong những tháng tới để kế hoạch được phê duyệt.

Theo kế hoạch của chính phủ, tuổi nghỉ hưu của người lao động ở Pháp sẽ được tăng thêm ba tháng mỗi năm kể từ tháng 9 tới, và đạt độ tuổi mục tiêu 64 tuổi vào năm 2030.

Từ năm 2027, sớm hơn 8 năm so với kế hoạch trong các cải cách trước đây, người Pháp sẽ cần phải làm việc 43 năm để được hưởng lương hưu đầy đủ.

Ngoài ra, chính phủ cũng đề xuất các biện pháp khác nhằm tăng tỷ lệ việc làm ở những người từ 60-64 tuổi, khi Pháp là một trong những nước có tỷ lệ làm việc ở độ tuổi này thấp nhất trong số các quốc gia công nghiệp hóa hàng đầu thế giới.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), là một trong những quốc gia có độ tuổi nghỉ hưu thấp nhất trong các nước công nghiệp hóa, Pháp cũng chi nhiều hơn hầu hết các quốc gia khác cho lương hưu với mức gần 14% sản lượng kinh tế.

Bảo Nghi (Lược dịch từ AFP & Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cầu nối thị trường lao động

Sàn giao dịch việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) thành phố Huế hoạt động định kỳ và thường xuyên theo hình thức trực tiếp, trực tuyến đã giúp kết nối nhu cầu của người tìm việc và việc tìm người hiệu quả, minh bạch.

Cầu nối thị trường lao động
Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững

Chiều 19/12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổng kết công tác lao động, người có công và xã hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có các UVTV Tỉnh ủy: Nguyễn Quang Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Chí Tài, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững
Chính thức mở cửa Học viện WHO tại Pháp:
Hiện thực hóa tầm nhìn về sức khỏe toàn cầu

Hãng Thông tấn The Jakarta Post ngày 19/12 đưa tin, Học viện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại thành phố Lyon, Pháp vừa chính thức mở cửa. Học viện sẽ góp phần đào tạo lực lượng lao động y tế tốt hơn trên toàn thế giới, thông qua chương trình đào tạo trọn đời mạnh mẽ nhất từng được thiết kế trong lĩnh vực y tế công cộng.

Hiện thực hóa tầm nhìn về sức khỏe toàn cầu
Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới
Thúc đẩy phát triển và khả năng phục hồi toàn cầu

Báo cáo thường niên năm 2024 của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố đã tóm tắt một năm hành động quyết liệt nhằm giải quyết những thách thức trong quá trình phát triển của thế giới. Báo cáo nêu bật những bước tiến đáng kể trong xóa đói giảm nghèo, hành động vì khí hậu, giáo dục và quan hệ đối tác toàn cầu.

Thúc đẩy phát triển và khả năng phục hồi toàn cầu
Return to top