Thế giới

Chính phủ Pháp nhượng bộ phía công đoàn trong cải cách lương hưu

ClockChủ Nhật, 12/01/2020 08:41
TTH.VN - Thủ tướng Pháp Edouard Philippe hôm qua (11/1) đã đưa ra một nhượng bộ lớn đối với các công đoàn đang phản đối kế hoạch "đại tu" hệ thống hưu trí của chính phủ, trong một động thái nhằm chấm dứt các cuộc đình công hiện đang ở tuần thứ năm, tin từ Reuters cho hay.

Bạo lực bùng phát bên lề các cuộc biểu tình tại PhápPháp đứng trước nguy cơ tê liệt vì tổng đình công

Người dân Pháp tham gia biểu tình phản đối kế hoạch cải cách hưu trí của chính phủ. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong một lá thư gửi các công đoàn và người sử dụng lao động, Thủ tướng Philippe nói rằng ông chuẩn bị rút lại kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu để hưởng trợ cấp hưu trí đầy đủ thêm 2 năm lên 64 tuổi nếu một số điều kiện nhất định được đáp ứng.

“Thỏa hiệp mà tôi đưa ra... dường như là cách tốt nhất để cải cách một cách hòa bình hệ thống hưu trí của chúng ta”, Thủ tướng Philippe nêu rõ.

Đề xuất của Thủ tướng Philippe được đưa ra sau khi các cuộc đàm phán giữa chính phủ và các công đoàn để phá vỡ bế tắc đã gặp thất bại vào ngày 20/1.

CFDT - liên minh lớn nhất của Pháp đã hoan nghênh động thái này, trong khi liên minh cứng rắn CGT lại từ chối lời đề nghị trên và kêu gọi công nhân tham gia vào một loạt các cuộc biểu tình dự kiến ​​vào tuần tới.

Sự nhượng bộ của chính phủ được đưa ra khi hàng chục ngàn người biểu tình diễu hành qua phía đông Paris phản đối việc cải cách, nhằm thay thế các chương trình lương hưu chuyên biệt theo ngành của Pháp hiện nay bằng một chương trình duy nhất.

Theo Reuters, sự bế tắc của chính phủ với các hiệp hội là thách thức lớn nhất đối với kế hoạch cải tổ nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực đồng euro của Tổng thống Emmanuel Macron.

Chính phủ Pháp hy vọng có thể tạo ra các điểm khuyến khích để mọi người làm việc lâu hơn, đặc biệt là bằng cách tăng tuổi mà một người có thể rút lương hưu đầy đủ lên 64 tuổi, trong khi vẫn duy trì tuổi nghỉ hưu hợp pháp ở tuổi 62.

Chính phủ Pháp lập luận rằng việc cải cách lương hưu – với quy mô lớn nhất kể từ Thế chiến II, sẽ làm cho hệ thống này trở nên công bằng hơn, song song với việc đưa nó vào một nền tảng tài chính vững chắc hơn.

Với một trong những độ tuổi nghỉ hưu thấp nhất trong các quốc gia công nghiệp hóa, Pháp hiện dành khoảng 14% GDP cho lương hưu.

Thủ tướng Philippe đặt mục tiêu sẽ trình bày dự luật cải cách vào ngày 24/1 tới để có thể thảo luận tại quốc hội bắt đầu từ giữa tháng 2, nhằm mục đích thông qua thành luật trước kỳ nghỉ hè sắp tới.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mang Tết đến cho người lao động

Các cấp công đoàn đang ra sức triển khai nhiều chương trình thiết thực để mang đến cho người lao động một mùa xuân trọn vẹn và ấm áp khi Tết đang cận kề.

Mang Tết đến cho người lao động
Hút vốn FDI

Cùng với đổi mới trong hoạt động xúc tiến đầu tư, việc đồng hành của chính quyền nhằm thúc đẩy các dự án được ví như “thỏi nam châm” thu hút các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) (*).

Hút vốn FDI
Nghề mới, cơ hội mới cho người lao động

Chăm sóc sắc đẹp, công nghệ thực phẩm, kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật ô tô điện... là một số ngành mới gần đây được đưa vào đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn. Đây là những ngành nghề mới, dễ tạo ra cơ hội việc làm cho học viên khi ra trường.

Nghề mới, cơ hội mới cho người lao động
Chính thức mở cửa Học viện WHO tại Pháp:
Hiện thực hóa tầm nhìn về sức khỏe toàn cầu

Hãng Thông tấn The Jakarta Post ngày 19/12 đưa tin, Học viện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại thành phố Lyon, Pháp vừa chính thức mở cửa. Học viện sẽ góp phần đào tạo lực lượng lao động y tế tốt hơn trên toàn thế giới, thông qua chương trình đào tạo trọn đời mạnh mẽ nhất từng được thiết kế trong lĩnh vực y tế công cộng.

Hiện thực hóa tầm nhìn về sức khỏe toàn cầu
Return to top