Thế giới

Mỹ: Trẻ em từ 12-15 tuổi có thể bắt đầu tiêm vaccine COVID-19

ClockThứ Ba, 11/05/2021 15:41
TTH.VN - Các nhà quản lý Mỹ vừa cấp phép dùng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer và BioNTech cho trẻ em từ 12 tuổi, và cho biết các em có thể bắt đầu được tiêm ngay từ ngày 13/5.

Tâm dịch lớn nhất thế giới sắp khống chế được Covid-19EU sẽ mua thêm 1,8 tỷ liều vaccine Pfizer-BioNTechWHO phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine COVID-19 của Sinopharm

 Vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Động thái trên sẽ giúp mở rộng chương trình tiêm chủng của quốc gia này, trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng chậm lại đáng kể.

Đây là loại vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại Mỹ cho trẻ em trong độ tuổi từ 12-15. Việc tiêm vaccine cho các độ tuổi nhỏ hơn được coi là một bước quan trọng để đưa trẻ em trở lại trường học một cách an toàn.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã yêu cầu các tiểu bang cung cấp vaccine ngay lập tức cho thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, ông Joe Biden cũng ban hành một tuyên bố ca ngợi việc cấp phép này là "một sự phát triển đầy hứa hẹn trong cuộc chiến chống lại virus".

Trong một cuộc phỏng vấn với các phóng viên, ông Peter Marks, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá Sinh học của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) nói rằng, các tiểu bang có thể sẽ bắt đầu tiêm chủng cho trẻ từ 12-15 tuổi, sau khi một ủy ban cố vấn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) xem xét việc mở rộng vào ngày mai (12/5).

Đa số trẻ em nhiễm COVID-19 chỉ phát triển các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, trẻ em không phải là không có nguy cơ mắc bệnh nặng, và chúng vẫn có thể lây lan virus. Đã có những đợt bùng phát bắt nguồn từ các sự kiện thể thao và các hoạt động khác dành cho trẻ em trong độ tuổi này.

Trong một động thái liên quan, Tiến sĩ William Gruber, một nhà khoa học vaccine hàng đầu tại Hãng dược phẩm Pfizer nhận định, việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine cho thanh thiếu niên sẽ giúp Mỹ mở rộng dân số được miễn dịch, đồng thời bảo vệ một nhóm tuổi chưa hoàn toàn thoát khỏi nguy cơ mắc bệnh nặng.

Theo dữ liệu từ CDC, khoảng 46% người dân ở Mỹ đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine COVID-19. Tuy nhiên, tốc độ tiêm chủng của quốc gia này đã chậm lại đáng kể, từ khi đạt đỉnh ở mức trung bình trong 7 ngày là hơn 3,3 triệu liều/ngày vào giữa tháng 4. Con số trung bình đó đã giảm hơn 1/3 xuống còn khoảng 2,1 triệu liều/ngày tính đến ngày 4/5.

Được biết, vaccine của hãng Pfizer và BioNTech là loại vaccine duy nhất được cấp phép sử dụng cho trẻ từ 16-17 tuổi ở Mỹ. CDC cho hay, gần 2 triệu trẻ trong độ tuổi đó đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine. Việc tiêm chủng rộng rãi cho thanh thiếu niên từ 12-18 tuổi có thể cho phép các trường học và trại hè của Mỹ được nới lỏng những biện pháp đeo khẩu trang và giãn cách xã hội do CDC đề xuất.

Hãng dược phẩm Pfizer nói thêm, họ hy vọng sẽ có dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả của vaccine đối với trẻ em từ 2-11 tuổi vào tháng 9.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

Theo các chuyên gia, sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) có thể khiến họ mất đi lợi thế trong việc phát triển các kỹ năng đọc, viết và kỹ năng phân tích quan trọng trong tương lai.

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người
Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 26/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an tổ chức hội nghị tập huấn bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Return to top