Thế giới
Cập nhật COVID-19:

WHO phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine COVID-19 của Sinopharm

ClockThứ Bảy, 08/05/2021 08:51
TTH.VN - Ngày 7/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine COVID-19 của nhà sản xuất Sinopharm (Trung Quốc), đánh dấu đây là loại vaccine thứ 6 đạt chứng nhận của WHO về an toàn, hiệu quả và chất lượng.

WHO cảnh báo làn sóng COVID-19 mới ở châu PhiMỹ khởi động đàm phán thương mại về phân phối vaccine COVID-19Tổng giám đốc WHO: "Tình hình ở Ấn Độ hơn cả đau lòng"WHO nhận định thế giới có thể kiểm soát đại dịch trong những tháng tớiMất cân bằng về vaccine COVID-19 giữa nước giàu và nước nghèo

Vaccine COVID-19 của Sinopharm (Trung Quốc) được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt sử dụng khẩn cấp. Ảnh minh họa: SCMP/Dân trí

Theo đó, vaccine COVID-19 của Sinopharm – một trong hai loại vaccine chính của Trung Quốc được tiêm chủng cho hàng triệu người dân nước này, đã trở thành loại vaccine đầu tiên không do một quốc gia phương Tây phát triển được WHO nhất trí thông qua.

Danh sách khẩn cấp của WHO là một tài liệu đưa ra đảm bảo cho các cơ quan quản lý quốc gia về tính an toàn và hiệu quả của sản phẩm. Những loại vaccine đã được tổ chức phê duyệt cũng sẽ được phép đưa vào COVAX – chương trình toàn cầu về cung cấp vaccine chủ yếu cho các nước nghèo.

Trước đây, WHO đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp những loại vaccine COVID-19 được phát triển bởi Pfizer/BioNTech, AstraZeneca, Johnson & Johnson và Moderna.

Quyết định phê duyệt vaccine của Sinopharm đã được thực hiện bởi nhóm cố vấn kỹ thuật của WHO. Nhóm này đã bắt đầu họp từ ngày 26/4 để xem xét các dữ liệu lâm sàng mới nhất, cũng như thực tiễn sản xuất của Sinopharm.

Trong một thông tin có liên quan, WHO cho biết có thể tổ chức sẽ ra quyết định phê duyệt một loại vaccine COVID-19 chính khác cũng của Trung Quốc, do Sinovac Biotech phát triển sớm nhất là vào tuần tới. Các chuyên gia kỹ thuật đã tiến hành xem xét loại vaccine này từ ngày 5/5.

Trung Quốc đã sản xuất khoảng 65 triệu liều vaccine COVID-19 của Sinopharm và hơn 200 triệu liều vaccine Sinovac. Cả hai đều được xuất khẩu sang nhiều quốc gia, đặc biệt là ở Mỹ Latinh, châu Á và châu Phi, nhiều nước trong số những khu vực này đã và đang gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo nguồn cung vaccine được phát triển bởi các nước phương Tây.

Cũng trong cụm tim liên quan đến đại dịch, tính đến ngày 7/5, Mỹ đã tiêm vaccine COVID-19 đầy đủ cho 110.874.920 người, chiếm 33,4% dân số, Trung tâm Kiểm soát và  Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đưa tin.

Cũng theo CDC, tại Mỹ, tính đến ngày 7/5, hơn 150 triệu người cũng đã được tiêm chủng ít nhất 1 liều vaccine. Việc kiểm đếm của CDC bao gồm vaccine 2 liều của Moderna và Pfizer/BioNTech, cũng như vaccine 1 mũi của Johnson & Johnson.

Đối mặt với đợt bùng dịch COVID-19 đập tan hy vọng nhanh chóng mở cửa trở lại nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Thương mại Dan Tehan thông tin, Australia có khả năng sẽ đóng cửa du lịch với du khách nước ngoài cho đến cuối năm 2022.

Hãng tin CNA dẫn lời Bộ trưởng Dan Tehan cho biết, số ca nhiễm mới gia tăng kỷ lục ở Ấn Độ và tình hình dịch nghiêm trọng, phức tạp ở nước này cho thấy lệnh cấm nhập cảnh gần như toàn diện của Australia vẫn là điều cần thiết để giữ cho đất nước không bị COVID-19 tấn công và hoành hành.

Được biết, kể từ ngày 20/3/2020, người Australia đã bị cấm đi du lịch nước ngoài và du khách nước ngoài nhập cảnh vào nước này cũng cần phải có lệnh miễn trừ dành cho cá nhân – một xác nhận rất khó được cung cấp.

Bộ trưởng Thương mại Australia Dan Tehan trả lời báo giới Sky News rằng “rất khó xác định” khi nào biên giới có thể mở cửa, dự đoán tốt nhất có thể là cuối năm sau.

Trước đại dịch COVID-19, khoảng 1 triệu khách du lịch ngắn ngày đã nhập cảnh vào nước này mỗi tháng. Con số này bây giờ là khoảng 7.000. Bất kỳ ai nhập cảnh đều trải qua 14 ngày cách ly nghiêm ngặt tại khách sạn.

Trong khi đó, Anh sẽ cho phép người dân Anh tiếp tục thực hiện các chuyến du lịch quốc tế từ ngày 17/5, song đang giới hạn số lượng điểm đến không phải cách ly, áp dụng cho một số quốc gia nhất định.

Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Anh Grant Shapps cho biết: Bồ Đào Nha, Israel, New Zealand, Australia và Singapore đều lọt vào danh sách xanh về du lịch trong một hệ thống sẽ được xem xét 3 tuần/lần.

Các hãng hàng không, công ty du lịch và những điểm đến du lịch ở Nam Âu đã chờ đợi hơn 4 tháng để những người dân Anh bắt đầu chi tiêu nhiều hơn cho các chuyến đi của mình. Tuy nhiên, họ vẫn sẽ phải đợi thêm vài tháng nữa để quá trình phục hồi hoàn toàn có thể được bắt đầu.

Bị loại khỏi danh sách du lịch miễn kiểm dịch của Anh là Tây Ban Nha, Pháp, Italy và Mỹ - 4 quốc gia được cư dân Anh ghé thăm nhiều nhất vào năm 2019. Tất cả đều nằm trong danh sách đỏ, yêu cầu tự cách ly khi du khách trở về Anh.

Bộ trưởng Grant Shapps nhận định: “Hôm nay đánh dấu một bước tiến quan trọng đầu tiên khi triển khai những bước đi thận trọng trong sự trở lại về du lịch quốc tế của chúng tôi, với các biện pháp được thiết kế trên hết là để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm bảo Australia sẽ không vứt bỏ những thành quả khó khăn mà chúng tôi đã đạt được trong năm nay”.

Từ tháng Giêng, người Anh đã bị cấm đã bị cấm xuất cảnh mà không có lý do chính đáng kể từ đầu tháng Giêng – một đòn giáng cho các hoạt động du lịch giải trí, cùng với đó là chia rẽ các gia đình có thành viên sinh sống tại nhiều quốc gia khác nhau.

Ở Đông Nam Á, chính phủ Thái Lan cũng có kế hoạch miễn cách ly bắt buộc đối với những du khách đã tiêm vaccine có nhu cầu đến Bangkok và các điểm du lịch hàng đầu của mình từ tháng 10 tới. Đây là một trong chuỗi những nỗ lực hồi sinh ngành công nghiệp chủ chốt của đất nước đã và đang bị tàn phá bởi đại dịch COVID-19.

Điều này có nghĩa du khách sẽ tiếp cận dễ dàng hơn với các điểm nóng du lịch như Pattaya, Phang Nga, Koh Samui, Krabi và thủ đô Bangkok.

Đan Lê (Tổng hợp và lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thái Lan cấm nhập khẩu phế liệu nhựa từ đầu năm 2025

Trong một nỗ lực nhằm ngăn ngừa các mối nguy hại đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, Bộ Ngoại thương Thái Lan thông báo nước này sẽ cấm tất cả các hoạt động nhập khẩu phế liệu nhựa để sử dụng làm nguyên liệu thô trong các nhà máy công nghiệp kể từ ngày 1/1/2025.

Thái Lan cấm nhập khẩu phế liệu nhựa từ đầu năm 2025
Return to top