Thế giới

Mỹ: Thêm hơn 2,4 triệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp

ClockThứ Sáu, 22/05/2020 09:50
Dù nền kinh tế đầu tàu thế giới bắt đầu mở cửa trở lại dù vẫn đang nỗ lực khống chế đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 nhưng vẫn có đến 2,43 triệu người Mỹ mất việc trong tuần kết thúc vào 16/5.

Báo Mỹ khen Việt Nam làm phẳng đường cong Covid-19ASEAN-6: Gần 21 triệu người lao động có nguy cơ mất việc do đại dịch

Người dân xếp hàng chờ phỏng vấn xin việc tại thành phố Arlington, bang Virginia, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Thêm 2,43 triệu người Mỹ mất việc trong tuần kết thúc vào ngày 16/5 vừa qua, trong bối cảnh nền kinh tế đầu tàu thế giới bắt đầu mở cửa trở lại dù vẫn đang nỗ lực khống chế đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Số liệu của Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 21/5 đã nâng tổng số người thất nghiệp tại Mỹ kể từ giữa tháng Ba vừa qua lên tới 38,6 triệu người.

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới trung bình trong bốn tuần qua đã tăng lên hơn 3 triệu đơn, trong khi số người thực sự nhận được trợ cấp - thường thấp hơn khi những người nộp đơn phải mất thời gian chờ phê duyệt, chỉ hơn 25 triệu người tính tới ngày 9/5.

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu dường như đã qua đỉnh vào cuối tháng Ba, và số liệu mới nhất trên giảm 249.000 đơn so với con số gần 2,7 triệu đơn được ghi nhận trong tuần kết thúc vào ngày 9/5 vừa qua.

Giám đốc Chính sách thị trường lao động thuộc Trung tâm Tăng trưởng Công bằng Kate Bahn cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đang có xu hướng giảm, song vẫn ở mức cao.

Mặc dù số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã giảm xuống kể từ cuối tháng Ba, thời điểm mà số đơn lên tới 7 triệu trong một tuần, nhưng những con số trên vẫn cho thấy mức độ ảnh hưởng khủng khiếp của đại dịch COVID-19 đối với người lao động Mỹ nói riêng và nền kinh tế lớn nhất thế giới nói chung.

Theo cuộc thăm dò công bố ngày 14/5, hơn 1/3 số lao động Mỹ đã mất việc làm hoặc bị giảm giờ làm do dịch COVID-19 sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán các hóa đơn hằng tháng của mình và gần một nửa không có khoản tiền dự trữ 400 USD cho trường hợp khẩn cấp.

Ngày 17/5 vừa qua, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cảnh báo sẽ phải mất một thời gian để Mỹ có thể phục hồi sau những thiệt hại kinh tế mà đại dịch COVID-19 gây ra.

Fed đã hành động ngay từ trước khi nền kinh tế Mỹ bị tê liệt hoàn toàn do tác động của đại dịch như hạ lãi suất cơ bản, "bơm" hàng nghìn tỷ USD vào hệ thống tài chính và chương trình cho vay nhằm hỗ trợ các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như chính quyền các cấp.

Tuy nhiên, ông Powell tái khẳng định rằng nền kinh tế Mỹ dường như cần chính phủ hỗ trợ nhiều hơn nữa cho lực lượng lao động và các doanh nghiệp nhằm phục hồi kinh tế, ngoài khoản hỗ trợ gần 3.000 tỷ USD đã được Quốc hội Mỹ thông qua./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top