Thế giới

Mỹ sẽ chi tới 1 tỷ USD để đối phó với dịch cúm gia cầm

ClockThứ Năm, 27/02/2025 15:30
TTH.VN - Trong bối cảnh cúm gia cầm tiếp tục lây lan và giá trứng tăng cao, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã công bố kế hoạch trị giá tới 1 tỷ USD để đối phó với dịch cúm gia cầm, cũng như tăng nhập khẩu trứng nhằm bình ổn giá, Bộ trưởng Nông nghiệp Brooke Rollins cho biết ngày 26/2.

Lần đầu tiên phát hiện biến thể cúm gia cầm H5N1 ở lạc đà AlpacaMỹ ghi nhận ca nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở ngườiMỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm

Đợt bùng phát cúm gia cầm kéo dài 3 năm qua tại Mỹ đã giết chết 166 triệu con gà và khiến một người tử vong. Ảnh: iStock.

Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, đợt bùng phát cúm gia cầm kéo dài 3 năm qua ở nước này đã giết chết 166 triệu con gà kể từ năm 2022. Virus này cũng đã lây nhiễm cho gần 1.000 đàn gia súc lấy sữa và gần 70 người, trong đó có một người đã tử vong, kể từ đầu năm 2024.

Nguồn cung khan hiếm khiến giá trứng tăng vọt. Dữ liệu cho thấy từ tháng 1 đến nay, giá trứng tại Mỹ đã tăng 55% so với cùng kỳ năm 2024. Hiện giá trung bình của 1 lốc trứng 12 quả là 7,34 USD, và Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo giá trứng có thể sẽ tiếp tục tăng thêm 41% trong năm nay.

Theo một phần của kế hoạch mới, Bộ Nông nghiệp Mỹ sẽ chi 500 triệu USD cho các biện pháp an toàn sinh học. Chính phủ sẽ cung cấp cho các trang trại sản xuất trứng thương mại các biện pháp thực hành tốt nhất và dịch vụ tư vấn miễn phí để ngăn ngừa sự lây lan của cúm gia cầm. 

Ngoài ra, khoảng 400 triệu USD sẽ được bổ sung vào các chương trình cứu trợ tài chính nhằm tăng tỷ lệ thanh toán cho những người nông dân cần tiêu hủy gà do nhiễm cúm gia cầm, Bộ trưởng Rollins cho biết thêm.

Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng sẽ cung cấp khoảng 100 triệu USD cho nghiên cứu và phát triển vaccine, cũng như các liệu pháp điều trị để giúp giảm việc phải tiêu hủy gà khi có dịch bệnh.

Theo Bộ trưởng Rollins, USDA đang nghiên cứu vaccine cho gà nhưng vẫn chưa cho phép sử dụng. Ngành công nghiệp gia cầm đang chia rẽ về việc có nên tiêm vaccine cho gà hay không vì những tác động tiềm ẩn đến thương mại.

“Đó có thể là một giải pháp, nhưng chúng ta vẫn chưa sẵn sàng để triển khai việc đó ngay bây giờ…”, bà Rollins nói về vấn đề vaccine trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 26/2.

Cũng theo bà, nếu cần thiết, chính phủ sẽ cân nhắc nhập khẩu trứng tạm thời, miễn là chúng đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn của Mỹ, đồng thời giảm xuất khẩu trứng để thúc đẩy nguồn cung trong nước và đối phó với tình trạng giá trứng tăng cao kỷ lục. Cơ quan này cũng sẽ loại bỏ các quy định được cho là làm tăng giá trứng.

Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đến tháng 7/2025 sẽ xuất khẩu 15.000 tấn trứng sang Mỹ. Năm nay, Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ cung cấp khoảng 420 triệu quả trứng cho nước này, tăng so với mức bình thường là khoảng 70 triệu quả.

Một nhà sản xuất trứng cho rằng để có đủ nguồn cung trứng, trung bình cần một con gà cho mỗi người dân ở Mỹ. Hiện tại, nước này ghi nhận sự thiếu hụt khoảng 50 triệu con gà do đã phải giết rất nhiều gà trên khắp cả nước trong những năm gần đây.

Mặc dù đầu tư lớn và triển khai nhiều biện pháp ứng phó, nhưng Bộ trưởng Rollins lưu ý rằng giá trứng sẽ không giảm ngay lập tức.

“Đây là giải pháp lâu dài… nhưng có thể nói rằng giá trứng sẽ bắt đầu giảm vào mùa xuân hoặc mùa hè này, khi chúng tôi nỗ lực triển khai một số giải pháp toàn diện hơn”, Bộ trưởng Rollins cho hay.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Straistimes)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ miễn thuế đối ứng với hàng điện tử sẽ tái định hình bối cảnh sản xuất của ASEAN

Theo thông tin mới cập nhật trên trang Thailand Business News, việc Mỹ miễn trừ thuế đối ứng đối với hàng điện tử, bao gồm các sản phẩm như điện thoại thông minh, máy tính, chất bán dẫn và các sản phẩm linh kiện chính, sẽ ảnh hưởng đáng kể đến bối cảnh sản xuất của khu vực Đông Nam Á.

Mỹ miễn thuế đối ứng với hàng điện tử sẽ tái định hình bối cảnh sản xuất của ASEAN
CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU:
Điều hướng tác động lan tỏa của thuế quan Mỹ

Chuỗi cung ứng toàn cầu phát triển mạnh nhờ khả năng dự báo; song, thuế quan tạo ra hiệu ứng ngược lại. Khi các chính phủ áp đặt rào cản thương mại mới, chi phí sẽ thay đổi, các nhà cung cấp sẽ đối mặt với thách thức, và toàn bộ các ngành công nghiệp phải thích ứng theo thời gian thực.

Điều hướng tác động lan tỏa của thuế quan Mỹ
Return to top