Thế giới

COVID-19: Gần 1/2 lực lượng lao động toàn cầu có nguy cơ mất đi sinh kế

ClockThứ Năm, 30/04/2020 08:10
TTH.VN - Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho hay, khoảng 1,6 tỷ người làm việc trong nền kinh tế phi chính thức, tương đương gần 1/2 lực lượng lao động toàn cầu có nguy cơ mất đi sinh kế, bởi số giờ làm việc tiếp tục giảm do các biện pháp phong toả nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19.

ASEAN-6: Gần 21 triệu người lao động có nguy cơ mất việc do đại dịchWorld Bank cảnh báo nguy cơ lây lan COVID-19 từ sự trở về của dòng lao động nhập cưLao động tay nghề thấp và các nước đang phát triển đối mặt nhiều nguy cơ do COVID-19

Người lao động xếp hàng chờ nhận bảo hiểm thất nghiệp tại Chile giữa lúc đại dịch COVID-19 bùng phát làm ảnh hưởng lớn đến việc làm. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

Trong khi đó, hơn 430 triệu doanh nghiệp trong các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề, như bán lẻ và sản xuất có nguy cơ bị “gián đoạn nghiêm trọng”, ILO nói thêm.

Tổng Giám đốc ILO, ông Guy Ryder nhận định, khi đại dịch và khủng hoảng việc làm phát triển, nhu cầu để bảo vệ những người lao động dễ bị tổn thương của thế giới thậm chí càng trở nên cấp bách hơn.

“Đối với hàng triệu người lao động, không có thu nhập đồng nghĩa với không có thức ăn, không có an ninh và không có tương lai. Hàng triệu doanh nghiệp trên khắp thế giới hầu như không thể thở. Họ không có tiền tiết kiệm hay tiếp cận tín dụng”, ông Guy Ryder cho hay.

Thu nhập sụt giảm

Trên toàn cầu, có khoảng 3,3 tỷ người lao động. 2 tỷ người có việc làm trong nền kinh tế phi chính thức, đại diện cho những người lao động dễ bị tổn thương nhất trong thị trường lao động.

Cơ quan này cho biết, 1,6 tỷ người trong nền kinh tế phi chính thức đã và đang phải gánh chịu những tổn thất khổng lồ về khả năng kiếm sống của họ, bởi hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra.

Theo ước tính của ILO, do các biện pháp phong toả, hoặc bởi vì họ làm việc trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề, những người lao động này trên toàn cầu đã chứng kiến thu nhập của họ giảm 60% trong tháng đầu tiên xảy ra cuộc khủng hoảng. Cụ thể, thu nhập của người lao động ở châu Phi và châu Mỹ sụt giảm hơn 80%, 70% ở châu Âu và Trung Á, 21,6% ở châu Á và Thái Bình Dương.

Giờ làm việc thu hẹp

Cơ quan của Liên Hiệp quốc (LHQ) ước tính rằng, so với mức trước khủng hoảng, sẽ có một sự sụt giảm 10,5% trong giờ làm việc vào quý thứ hai của năm nay, tương đương với 305 triệu việc làm toàn thời gian. Các dự báo trước đó đã đưa ra con số ở mức 6,7%, tương đương 195 triệu lao động toàn thời gian.

Cũng so với mức trước khủng hoảng, tình hình trở nên tồi tệ hơn đối với tất cả các khu vực lớn. Ước tính trong quý II cho thấy, 12,4% số giờ làm việc bị mất đi ở châu Mỹ, và 11,8% ở châu Âu và Trung Á. Tất cả các khu vực khác ở mức trên 9,5%.

Những doanh nghiệp có rủi ro cao

ILO cho biết thêm, tỷ lệ người lao động sống ở các quốc gia có nơi làm việc được khuyến nghị hoặc yêu cầu đóng cửa, đã giảm từ 81% xuống còn 68% trong 2 tuần qua.

Trong khi đó, 436 triệu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, sản xuất, lưu trú và các ngành kinh tế khác bị ảnh hưởng nặng nề nhất phải đối mặt với “nguy cơ cao bị gián đoạn nghiêm trọng”.

Phục hồi hiệu quả và bền vững

ILO đang kêu gọi “các biện pháp khẩn cấp, nhắm mục tiêu và linh hoạt”, nhằm hỗ trợ cho cả người lao động và doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ hơn và những người lao động trong nền kinh tế phi chính thức.

“Các biện pháp để tái kích hoạt kinh tế nên tuân theo cách tiếp cận “giàu” việc làm, được hỗ trợ bởi những chính sách và thể chế việc làm mạnh mẽ hơn, các hệ thống bảo vệ xã hội có nguồn lực tốt hơn và toàn diện hơn”, cơ quan này khuyến nghị.

ILO cũng nhấn mạnh rằng, sự phối hợp quốc tế về các gói kích thích và những biện pháp giảm nợ sẽ đóng vai trò rất quan trọng để giúp phục hồi hiệu quả và bền vững.

Theo số liệu vừa được cập nhật trên trang Worldometers, tính đến 3h42 phút sáng 30/4, theo giờ Việt Nam, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới là 3.205.948 ca, trong đó có 227.294 ca tử vong. Số ca nhiễm bệnh đã được phục hồi là 995.927 ca. Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng tới 210 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới.

Lê Thảo (Lược dịch từ UN News, ILO & Worldometers)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025

Trong bối cảnh thực phẩm ngày càng “trở nên toàn cầu”, những sáng kiến phát triển ẩm thực ra đời với tốc độ ánh sáng, cộng thêm sức nặng của truyền thông xã hội, các đầu bếp trên thế giới đang ngày càng biến đổi và sáng tạo ẩm thực, trong đó mọi quy luật đều có thể bị phá vỡ. Trong năm mới 2025, dưới dây là một số xu hướng được nhận định sẽ định hình xu hướng ẩm thực toàn cầu.

Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025
2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng

Năm 2024 chứng kiến bước thụt lùi của các mục tiêu tiếp cận năng lượng. Báo cáo Theo dõi SDG7 (Mục tiêu Phát triển bền vững thứ 7 về phát triển năng lượng sạch với chi phí hợp lý) cho thấy, lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, khả năng tiếp cận điện không theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số.

2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng
Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Return to top