Thế giới

World Bank cảnh báo nguy cơ lây lan COVID-19 từ sự trở về của dòng lao động nhập cư

ClockChủ Nhật, 12/04/2020 15:10
TTH.VN - Trong một báo cáo vừa được công bố hôm nay (12/4), Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho rằng, dòng người lao động nhập cư trở về quê nhà có thể trở thành những vectơ mang virus SARS-CoV-2 đến với các quốc gia và làng mạc vốn chưa bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Nhiều người lao động ở Ấn Độ đang đối mặt với những lựa chọn khó khăn do dịch COVID-19. Ảnh minh hoạ: DPA/NLD 

Trong một báo cáo vừa được công bố hôm nay (12/4), Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho rằng, dòng người lao động nhập cư trở về quê nhà có thể trở thành những vectơ mang virus SARS-CoV-2 đến với các quốc gia và làng mạc vốn chưa bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, với ví dụ cụ thể về một số vùng có nhiều lao động nhập cư ở Ấn Độ đang đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch COVID-19. 

Theo Ngân hàng Thế giới, Nam Á là một trong những khu vực có mật độ dân số cao nhất thế giới, đặc biệt là khu vực thành thị, do đó việc ngăn chặn sự lây truyền dịch COVID-19 trong nước là một thách thức lớn của khu vực này. "Những yếu tố này khiến cho dịch bệnh lây lan dễ dàng hơn, nhất là ở những người dễ bị tổn thương nhất: người ở khu ổ chuột và người lao động nhập cư", báo cáo nêu rõ.

Thực tế ở Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan, thời gian từ lúc có thông báo đình chỉ vận chuyển hành khách nội địa cho đến lúc thực hiện chỉ trong vòng chưa đầy 1 ngày, dẫn đến sự hỗn loạn khi những người di cư phải giành giật nhau để trở lại quê nhà, làm trầm trọng thêm tình trạng đông đúc và khiến cho việc thực hiện giãn cách xã hội trở nên bất khả thi.

Mặc dù khu vực Nam Á có chút lợi thế khi dân số trên 65 tuổi thấp hơn ở Mỹ và Trung Quốc, điều này có thể hạn chế phần nào tỷ lệ tử vong do dịch COVID-19, nhưng quy mô các hộ gia đình ở đây khá lớn, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm giữa các thành viên vẫn ở mức cao. Ngoài ra, cũng giống như ở các quốc gia khác, việc cung cấp thiết bị y tế không đầy đủ (như chất khử trùng, khẩu trang và máy thở), và sự khan hiếm các sản phẩm y tế nhập khẩu chủ yếu khiến các nước phải dự trữ vật tư trong nước. 

Một tác động đáng lo ngại khác từ dịch COVID-19 là các chính sách phong toả của các nước nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh đã ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người di cư trên khắp tiểu lục địa, trong đó nhiều người chỉ là lao động theo ngày và khi không còn làm việc ở các trung tâm đô thị, họ buộc phải di cư hàng loạt, thường là đi bộ về quê nhà ở nông thôn. Những người này phải đối mặt với một lựa chọn khắc nghiệt giữa khả năng chết đói tại các trung tâm đô thị vì không có việc làm, hoặc những chuyến đi dài và có khả năng tử vong qua hàng trăm dặm để về đến quê nhà.

Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Thế giới thúc giục chính phủ các nước trong khu vực hướng các nguồn lực đến các khu vực có nguy cơ cao, sử dụng dữ liệu lớn và dữ liệu số có sẵn để phân tích các mô hình di cư ngược và di chuyển khắp đất nước, để xác định chính xác hơn các điểm nóng tiềm năng, và kêu gọi thiết lập mạng lưới an toàn xã hội để hỗ trợ những người lao động nghèo dễ bị tổn thương.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng Thế giới: Các nền kinh tế đang phát triển sẽ đối mặt nhiều thách thức trong tương lai

Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (World Bank), các nền kinh tế đang phát triển - chiếm 60% tăng trưởng toàn cầu - được dự đoán sẽ có triển vọng tăng trưởng dài hạn yếu nhất kể từ năm 2000. Ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu ổn định trong 2 năm tới, các nền kinh tế đang phát triển dự kiến sẽ tiến triển chậm hơn trong việc bắt kịp mức thu nhập của các nền kinh tế tiên tiến.

Ngân hàng Thế giới Các nền kinh tế đang phát triển sẽ đối mặt nhiều thách thức trong tương lai
Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Return to top