Thế giới
Diễn đàn Đô thị châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8 (APUF-8):

Cần hành động hợp tác để đảm bảo tương lai đô thị

ClockThứ Tư, 25/10/2023 08:22
TTH.VN - Từ ngày 23 - 25/10, Diễn đàn Đô thị châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8 (APUF-8) được tổ chức tại thành phố Suwon của Hàn Quốc, với lời kêu gọi các chính quyền địa phương và chính phủ quốc gia tăng cường ý chí và cam kết chính trị, cũng như thu hút sự tham gia của các bên liên quan ở mọi cấp độ để giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng liên kết với nhau, đang gây áp lực lên các thành phố trong khu vực, nơi sinh sống của 54% dân số đô thị toàn cầu.

Ra mắt sáng kiến ​​giúp các thành phố châu Á đạt mục tiêu về khí hậuTừ hành động khí hậu đến cứu các siêu đô thị ở ASEAN

 Dự báo dân số thành thị trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng lên 3,4 tỷ người vào năm 2050. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong bối cảnh các thành phố trong khu vực tiếp tục phát triển với tốc độ chưa từng thấy, dân số sống ở những khu vực thành thị được dự báo sẽ tăng lên 3,4 tỷ người vào năm 2050, từ mức 2,5 tỷ người hiện nay. Các nhà chức trách cần đẩy nhanh hành động hướng tới các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG), Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, và Chương trình nghị sự Đô thị mới vào thời điểm quan trọng này, trang web của Ủy ban Kinh tế - Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc (ESCAP) cho hay.

Theo “Báo cáo tương lai của các thành phố châu Á - Thái Bình Dương năm 2023: Tương lai đô thị có khả năng phục hồi trước khủng hoảng”, các cuộc khủng hoảng gần đây như đại dịch COVID-19, hậu quả của xung đột địa chính trị và biến đổi khí hậu đã mở rộng qua các thành phố và tạo ra những thách thức mới, đồng thời phơi bày thêm những vấn đề tồn tại lâu dài như bất bình đẳng, nghèo đói ở thành thị, nhà ở giá cả phải chăng, và khoảng cách về cơ sở hạ tầng ngày càng mở rộng.

Khu vực này có số lượng lớn nhất, với khoảng 650 triệu người sống trong các khu định cư không chính thức và các khu ổ chuột, những người rất dễ bị tổn thương và bị gạt ra ngoài lề xã hội. Bên cạnh đó, một số lượng lớn các thành phố lớn nằm ở ven biển đang bị đe dọa bởi tình trạng mực nước biển dâng, và lũ lụt do biến đổi khí hậu.

Phát biểu tại Diễn đàn Đô thị châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8 (APUF-8), bà Armida Salsiah Alisjahbana, Phó Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) kiêm Thư ký Điều hành ESCAP kêu gọi sự tập trung đặc biệt vào các khoản đầu tư, nhằm giải quyết nhu cầu về cơ sở hạ tầng, các dịch vụ cơ bản, nhà ở giá cả phải chăng, cũng như các giải pháp di chuyển.

Là một trong những đại diện chính quyền địa phương chia sẻ tầm nhìn về một tương lai đô thị bền vững, Thị trưởng thành phố Suwon, ông Lee Jae-Joon cho hay: “Xây dựng một “thành phố bền vững” là giải pháp duy nhất. Chúng ta cần tạo ra một thành phố bao trùm để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu thông qua trung hòa carbon, chống chọi với những thảm họa như các đại dịch, đối mặt với những vấn đề xã hội như bất bình đẳng và chênh lệch thu nhập, đồng thời bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Thành phố Suwon sẽ tiếp tục tinh thần đổi mới sáng tạo trong phát triển bền vững mà chúng tôi xây dựng trong 20 năm qua”.

Với sự tham dự của hơn 1.800 đại diện từ các chính phủ quốc gia và chính quyền địa phương, các tổ chức tư vấn, khu vực tư nhân, xã hội dân sự và các tổ chức thanh niên trên toàn khu vực, Diễn đàn Đô thị châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8 (APUF-8) nhằm huy động các giải pháp đổi mới sáng tạo, những hành động chung và các quan hệ đối tác hiệu quả để đạt được sự phát triển đô thị bền vững.

Diễn đàn năm nay là một cột mốc quan trọng, đánh dấu 30 năm kể từ khi Diễn đàn đầu tiên được tổ chức nhằm tập trung sự chú ý vào những tiềm năng to lớn của các thành phố trong khu vực này.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Unescap)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Đô thị hướng biển

Không chỉ tự hào vốn quý từ đô thị di sản, Huế còn có “kho báu” không gian ven biển trải dài 120km để đột phá trở thành trụ cột mới trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) ở khu vực miền Trung.

Đô thị hướng biển
Thành phố “thay áo” mới

2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo NQ 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Vì vậy, thành phố Huế tập trung các nguồn lực, chỉ đạo thực hiện các dự án (DA) trọng điểm về phát triển, mở rộng không gian đô thị, nhằm tạo tính kết nối giữa hai quận Bắc và Nam thành phố.

Thành phố “thay áo” mới
Return to top