Thế giới

APEC 2023: Tạo dựng một tương lai kiên cường và bền vững cho tất cả mọi người

ClockChủ Nhật, 25/12/2022 07:58
TTH.VN - Đây là chủ đề vừa được Mỹ đưa ra trong năm Chủ tịch Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2023, cùng mục tiêu tạo ra những luồng gió thuận lợi cho các nền kinh tế thành viên nhằm tăng cường khả năng phục hồi và tính linh hoạt, cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên diện rộng.

APEC: Chuyển đổi kinh tế xanh cần thúc đẩy bình đẳng và hòa nhậpMỹ cam kết lâu dài với châu Á

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha (bên phải) chuyển giao vai trò Chủ tịch APEC năm 2023 cho Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris. Ảnh minh họa: Reuters/TTXVN

Với chủ đề “Tạo dựng một tương lai kiên cường và bền vững cho tất cả mọi người”, Mỹ, nước chủ nhà đăng cai tổ chức Tuần lễ các nhà lãnh đạo kinh tế APEC đã nhấn mạnh cam kết thúc đẩy hoạt động đối với các vấn đề chính, như khả năng phục hồi chuỗi cung ứng, thương mại kỹ thuật số, kết nối, cơ hội dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, biến đổi khí hậu, và sự bền vững về môi trường.

Bên cạnh đó, những vấn đề xung quanh an ninh lương thực, y tế, chống tham nhũng, số hóa, trao quyền kinh tế cho phụ nữ, hỗ trợ các cộng đồng yếu thế cũng sẽ được ưu tiên trong chương trình nghị sự, với 3 ưu tiên nhấn mạnh là kết nối, đổi mới sáng tạo và bao trùm.

Trong một nhận định liên quan, ông Mike Pyle, Chủ tịch Hội nghị các quan chức cấp cao APEC 2023 cho biết: “APEC là nơi chúng ta thúc đẩy các chính sách kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhằm tăng cường thương mại và đầu tư tự do, công bằng và cởi mở, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bao trùm”.

Tiếp đó, ông Matt Murray, quan chức cấp cao Mỹ phụ trách APEC khẳng định: “Rõ ràng là toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã trải qua một số tình huống thực sự khó khăn trong vài năm qua. Một trong những điều thực sự gây ấn tượng với chúng tôi tại APEC năm nay chính là mức độ lớn của sự quan tâm và quan điểm thống nhất xung quanh tính bền vững, cũng như tính bao trùm, như một vấn đề rất quan trọng trong khu vực”.

“Chúng tôi chắc chắn muốn sử dụng năm đăng cai này để tiếp tục thúc đẩy công tác trên mặt trận đó, đồng thời có thể chứng minh một số phương pháp hay nhất mà chúng tôi có ở Mỹ về tính bền vững và bao trùm”, ông Matt Murray nói thêm.

Theo trang web chính thức của APEC, các quan chức APEC sẽ nhóm họp tại thành phố Palm Springs (tiểu bang California) trong cuộc họp đầu tiên vào tháng 2/2023, ngay sau đó là cuộc họp tại thành phố Detroit (tiểu bang Michigan) vào tháng 5/2023 trong cuộc họp của các Bộ trưởng chịu trách nhiệm về thương mại và các cuộc họp liên quan khác. Cuộc họp tiếp theo trong năm tới dự kiến sẽ được tổ chức tại thành phố Seattle (tiểu bang Washington) vào tháng 9/2023. Cuối cùng, Tuần lễ các nhà lãnh đạo kinh tế APEC sẽ được tổ chức tại thành phố San Francisco (tiểu bang California) vào tháng 11/2023.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Apec.org)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Tận dụng thế mạnh của thỏa thuận thương mại:
Hướng đi mới trong thế giới có thuế quan cao

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận chức tại Washington vào tháng 1/2025, các nước có thể sẽ nhìn thấy thuế quan của Mỹ được áp dụng cho phần còn lại của thế giới, gồm 60% đối với Trung Quốc và ít nhất 10% đối với các quốc gia khác.

Hướng đi mới trong thế giới có thuế quan cao
Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Return to top