Thế giới

Mỹ cam kết lâu dài với châu Á

ClockThứ Hai, 21/11/2022 07:52
TTH.VN - Phát biểu tại Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Bangkok (Thái Lan), phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris khẳng định với các nhà lãnh đạo châu Á rằng Mỹ cam kết lâu dài với khu vực.

Tháng 11/2022: Một loạt hội nghị thượng đỉnh quốc tế sẽ diễn ra tại Đông Nam ÁChâu Á - Thái Bình Dương: Thị trường khách sạn phục hồi chậm hơn Mỹ và châu ÂuMỹ cam kết tăng cường đầu tư vào khu vực Thái Bình DươngTổng thống Mỹ Joe Biden lên kế hoạch cho chuyến thăm châu Á'Người Mỹ gốc Á' được tìm kiếm tăng 5.000% trên Google năm 2021

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris trong một phát biểu của mình. Ảnh minh họa: CNN/Vietnam+

Bà gọi Mỹ là “cường quốc đáng tự hào ở Thái Bình Dương” và nhấn mạnh mạng lưới liên minh an ninh lâu đời của Mỹ đã giúp đỡ châu Á thịnh vượng.

“Mỹ luôn ở đây. Thông điệp của chúng tôi rất rõ ràng rằng Mỹ có cam kết lâu dài đối với Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, một cam kết không được tính bằng năm mà bằng thập kỷ và kéo dài trong nhiều thế hệ”, phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tuyên bố với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp bên lề diễn đàn hợp tác kinh tế (APEC).

Được biết, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tập trung vào việc vận động sự ủng hộ của các đồng minh. Bên cạnh đó, Tổng thống Joe Biden đã theo bước người tiền nhiệm Donald Trump trong việc “lật sang trang mới” về kỷ nguyên của các hiệp định thương mại tự do.

Bà Kamala Harris nhấn mạnh rằng, quan hệ đối tác kinh tế ở châu Á là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Biden và chỉ ra rằng mỗi năm, khu vực tư nhân của Mỹ đã đầu tư khoảng 1.000 tỷ USD vào khu vực. Mỹ là một đối tác mạnh mẽ đối với các nền kinh tế và doanh nghiệp, công ty ở châu Á - Thái Bình Dương bởi vì Mỹ đang và sẽ vẫn là động lực chính của tăng trưởng toàn cầu, được củng cố bởi cách tiếp cận của chính quyền Mỹ.

Tổng thống Joe Biden trong chuyến công du tới Tokyo vào năm nay đã đưa ra Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó tập hợp các nước lại với nhau để thiết lập các tiêu chuẩn chung về công nghệ và thương mại nhưng không dỡ bỏ thuế quan như một thỏa thuận thương mại tự do truyền thống.

Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai trả lời với các phóng viên rằng: “Tất cả chúng ta đều lo lắng về nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Chúng ta cần những kết quả khác biệt và điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải đổi mới cách chúng ta tương tác với nhau trong lĩnh vực thương mại, kinh tế cũng như thay đổi trên toàn diện.

Tuy Tổng thống Mỹ Joe Biden đã không tham gia diễn đàn APEC vì lý do riêng, song ông đã tham dự hai hội nghị thượng đỉnh khác ở châu Á trong tuần qua diễn ra tại Campuchia và Indonesia.

Theo thông tin mới được trang Khmer Times đăng tải, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã không thể tham dự diễn đàn APEC và trước đó là Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức tại Indonesia do ông bị nhiễm COVID-19 ngay sau khi ông đã tổ chức thành công hàng chục cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN và Hội nghị Cấp cao Đông Á, cũng như hàng loạt cuộc họp song phương với hầu hết lãnh đạo các nước tham gia sự kiện diễn ra tại Phnom Penh (Campuchia).

Đan Lê(Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
APEC 2025: Ưu tiên kết nối, đổi mới, thịnh vượng

Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những thách thức như biến đổi khí hậu, chuyển đổi số và bất ổn kinh tế toàn cầu, Hàn Quốc vừa công bố tầm nhìn và các ưu tiên trong năm Chủ tịch Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2025.

APEC 2025 Ưu tiên kết nối, đổi mới, thịnh vượng
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
Return to top