Thế giới
Châu Á - Thái Bình Dương:

ADB và PIDG sẽ hợp tác về đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn đầu

ClockThứ Ba, 09/05/2023 14:45
TTH.VN - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Nhóm Phát triển Cơ sở Hạ tầng Tư nhân (PIDG) vừa ký kết một biên bản ghi nhớ về hợp tác trong các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn đầu khu vực tư nhân ở châu Á - Thái Bình Dương.

6 quốc gia chính thức tham gia quỹ mới hỗ trợ chống biến đổi khí hậuCác cuộc khủng hoảng toàn cầu tiếp tục đe dọa tiến độ thực hiện SDGs

leftcenterrightdel
 Một đợt hạn hán xảy ra bất thường tại Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong đó, ADB và PIDG sẽ tìm kiếm các quan hệ đối tác khả thi trong việc phát triển và tài trợ cho những dự án cơ sở hạ tầng bền vững, nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và đóng góp vào sự phát triển bền vững, cũng như giảm nghèo tại các quốc gia thành viên đang phát triển của ADB.

“Châu Á - Thái Bình Dương phải đối mặt với sự thiếu hụt hàng tỷ USD đầu tư cho khí hậu, và khu vực tư nhân đóng vai trò không thể thiếu trong việc lấp đầy các khoảng trống này, thông qua những hoạt động tài trợ và phát triển dự án. Sự hợp tác với PIDG sẽ là cầu nối có thể hỗ trợ trong việc huy động vốn tư nhân vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, Tổng Giám đốc phụ trách Hoạt động Khối Tư nhân của ADB, bà Suzanne Gaboury cho biết.

Trong giai đoạn 2016 - 2030, khu vực châu Á - Thái Bình Dương được ước tính sẽ cần khoảng 1,7 nghìn tỷ USD mỗi năm để đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng, đồng thời duy trì đà tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo, cũng như giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Khu vực công không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về tài chính. Qua đó, sự hợp tác thể chế này sẽ tìm kiếm các mối quan hệ đối tác tiềm năng để hình thành, phát triển và tài trợ cho những dự án cơ sở hạ tầng bền vững.

Về phần mình, Tổng Giám đốc Điều hành của PIDG, ông Philippe Valahu khẳng định: “Việc thúc đẩy sự phát triển và tài trợ cho cơ sở hạ tầng bền vững và linh hoạt với khí hậu là điều cần thiết để đáp ứng cả nhu cầu cấp thiết của các nền kinh tế đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi, cũng như để đạt được những mục tiêu khí hậu toàn cầu”.

Trong đó, những thay đổi cần thiết sẽ đòi hỏi sự hợp tác mang tính đổi mới sáng tạo, với sự tập trung mạnh mẽ trong khu vực. PIDG rất phấn khởi khi xây dựng mối quan hệ hiện tại với ADB, nhằm giúp thu hẹp khoảng cách giữa hỗ trợ khu vực công và tư nhân trong việc phát triển các dự án cơ sở hạ tầng giai đoạn đầu, ông Philippe Valahu nói thêm.

Được biết, PIDG là một nhà đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng, huy động khu vực tư nhân ở châu Phi và châu Á hướng tới khả năng phục hồi khí hậu và tăng trưởng bền vững. PIDG được tài trợ bởi Chính phủ các quốc gia bao gồm: Vương quốc Anh, Hà Lan, Thụy Sĩ, Australia, Thụy Điển, Đức; và Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC).

THANH NGÂN (Lược dịch từ Adb.org)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm
Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

Ngày 7/1, chủ đầu tư dự án Osaka Huế thông tin, đơn vị đã nhận giao đất đợt 1 để đầu tư thực hiện dự án khu dân cư tại khu quy hoạch LK8, LK9, CX11 và CC5 thuộc khu A, Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế.

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1
Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư

Trên địa bàn thành phố Huế hiện có 8 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên. Nhiều âu thuyền nhỏ, vũng neo đậu tự nhiên ở các vùng ven biển, đầm phá đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư hạ tầng, ảnh hưởng đến việc phát triển hậu cần nghề cá và du lịch địa phương.

Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư
Return to top