ClockThứ Tư, 14/12/2016 06:06

Phát triển cụm công nghiệp: Hoàn thiện hạ tầng, thu hút đầu tư

TTH - Đầu tư hoàn thiện hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) để di dời các cơ sở sản xuất trong khu dân cư, thu hút đầu tư, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp là chiến lược phát triển hiện nay của tỉnh.

Giảm thiểu ô nhiễm

Cụm công nghiệp Bắc An Gia ở thị trấn Sịa (Quảng Điền) thành lập từ năm 2010 trên diện tích quy hoạch là 16,5 ha. Lúc đầu, do hạ tầng chưa đồng bộ, giao thông cách trở nên gặp khó khăn trong thu hút đầu tư. Năm 2014, UBND huyện đầu tư 14 tỷ đồng giải phóng mặt bằng, xây dựng hệ thống giao thông, điện, cấp nước hoàn thiện với diện tích 2,2 ha. Đến nay, CCN này đã thu hút 10 cơ sở sản xuất chuyển từ các khu dân cư vào xây dựng nhà xưởng, trong đó có 6 cơ sở đã ổn định sản xuất, 4 hộ đang triển khai xây dựng nhà máy.

Sản xuất hàng dệt may xuất khẩu tại cụm công nghiệp Tứ Hạ

Tại đây, DNTN Bạch Lai chuyên sản xuất thiết bị nông- lâm- ngư cụ đang đầu tư gần 2 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng, chuyển toàn bộ nhà máy từ xã Quảng Thành. “Sản xuất ở khu dân cư, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh nên không dám mở rộng quy mô. Ở CCN, môi trường sản xuất an toàn, rộng rãi nên chúng tôi đầu tư thêm vốn, mở rộng quy mô sản xuất”, Giám đốc DNTN Bạch Lai- Trần Đình Lai chia sẻ.

Phó Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Quảng Điền, ông Phan Gia Phú cho biết: “Hạ tầng ở CCN khá hoàn thiện nên công tác vận động, di dời các cơ sở sản xuất trong khu dân cư khá thuận lợi. Hiện, diện tích đất quy hoạch đã lấp đầy, UBND huyện tiếp tục giải phóng mặt bằng thêm 2,8 ha và đầu tư các hạng mục để vận động các cơ sở sản xuất tại các khu dân cư trên địa bàn huyện vào cụm sản xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiếng ồn.”

Tại CCN Tứ Hạ (thị xã Hương Trà), sau quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng, đến nay đã thu hút 18 dự án sản xuất kinh doanh. Hạ tầng đồng bộ, giao thông liên hoàn nên công tác thu hút đầu tư thuận lợi. “Sau 7 năm hoạt động tại CCN Tứ Hạ, nhờ hạ tầng được xây dựng đồng bộ, từ giao thông, điện, hệ thống xử lý nước thải nên việc vận chuyển hàng hóa và sản xuất kinh doanh khá suôn sẻ. Quỹ đất bố trí rộng, hệ thống cây xanh xung quanh CCN nhiều nên môi trường trong lành và thoáng mát, đảm bảo sức khỏe cho người lao động”, Phó Giám đốc Nhà máy may Tứ Hạ, Công ty CP Da giày Huế- Nguyễn Văn Tiến chia sẻ.

Tiếp tục mở rộng

Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 10 CCN được quy hoạch chi tiết, trong đó có 5 CCN đã đi vào hoạt động là An Hòa, Thủy Phương, Tứ Hạ, Bắc An Gia và Hương Hòa. Các CCN đã thu hút 112 dự án đăng ký đầu tư, giải quyết việc làm cho gần 8 ngàn lao động. Các DN hoạt động thuận lợi khi địa phương đầu tư vốn xây dựng hạ tầng, phối hợp tổ chức các đợt tuyển dụng lao động giúp DN ổn định sản xuất. Các DN, cơ sở tại các CCN chủ yếu sản xuất các ngành nghề như vật liệu xây dựng, xay xát, cơ khí, may công nghiệp, mộc mỹ nghệ, sản xuất điện tử…

Cụm công nghiệp Bắc An Gia đang dần sôi động với nhiều nhà máy, công trình xây dựng chuyển vào

Theo ông Nguyễn Văn Công, Phó Trưởng phòng Tài chính kế hoạch, thị xã Hương Trà, CCN Tứ Hạ đang dần hoàn thiện và lấp đầy chỗ trống, giải quyết việc làm cho trên 2 ngàn lao động. Trong đó, hạ tầng giai đoạn 1 đã cơ bản lấp đầy trên diện tích 25,15ha, tỷ lệ lấp đầy giai đoạn 2 đạt 45% và nhiều DN, cơ sở đang khảo sát triển khai xây dựng nhà máy. Để thu hút đầu tư, hiện thị xã đang tranh thủ các nguồn vốn đầu tư hạ tầng giai đoạn 2, nhất là hệ thống giao thông và giải phóng mặt bằng.

Giám đốc Sở Công thương - ông Nguyễn Thanh cho biết: “Phát triển và mở rộng diện tích các CCN là chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh trong năm 2016 và những năm tới. Việc phát triển các CCN sẽ giúp giảm thiểu vấn nạn ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư, thực hiện mục tiêu di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường tại địa phương tập trung ở các CCN.” Sắp tơi, sở sẽ lồng ghép các nguồn vốn khuyến công, vốn sự nghiệp hỗ trợ các cơ sở sản xuất một phần kinh phí mua sắm trang thiết bị hiện đại, đào tạo nghề… nhằm tiếp tục vận động các cơ sở trong khu dân cư chuyển ra CCN sản xuất.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bắt đối tượng lừa đảo hơn 2,3 tỷ đồng thông qua dự án tiền ảo

Ngày 25/1, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho biết: Đơn vị vừa phối hợp với Cục Nghiệp vụ và Cơ quan An ninh Điều tra Công an TP. Huế xác minh, làm rõ và khởi tố đối tượng Hoàng Trung Nghĩa về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông và phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản, theo quy định tại Điều 290 Bộ luật Hình sự.

Bắt đối tượng lừa đảo hơn 2,3 tỷ đồng thông qua dự án tiền ảo
5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển

Từ năm 2000, Thừa Thiên Huế gặp muôn vàn khó khăn sau trận “đại hồng thủy” cuối năm 1999. Dù thế, với những nỗ lực, quyết tâm của hệ thống chính trị, toàn thể người dân, sau gần 25 năm, thành quả lớn nhất là thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển
Vùng Đông bừng sáng

“Muốn làm giàu tìm đất có thế”! Nghiệm lại lời của tiền nhân, tôi liên tưởng đến vùng Đông Nam của thành phố - Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô, nơi đã và đang tạo cực tăng trưởng kinh tế hấp dẫn.

Vùng Đông bừng sáng
Bước đệm phát triển sau sáp nhập

Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi phường Hương Hồ và xã Hương Thọ (quận Phú Xuân) “về chung một nhà” với tên gọi mới – phường Long Hồ. Việc sáp nhập 2 phường, xã này vừa tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời mở ra nhiều cơ hội khai thác tối đa lợi thế du lịch, dịch vụ.

Bước đệm phát triển sau sáp nhập

TIN MỚI

Return to top