ClockThứ Sáu, 13/05/2022 05:30

Nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công

TTH - Nếu như đến hết tháng 3, công tác giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 7,7% kế hoạch thì đến cuối tháng 4, tỷ lệ giải ngân đã tăng lên đáng kể, đạt 22% kế hoạch. Dù vậy, với tốc độ giải ngân này, nhiều khả năng tỉnh không đạt mục tiêu giải ngân hết vốn đầu tư công trong năm.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công các dự án giao thôngThành lập 6 Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư côngCải thiện môi trường đầu tư để hút vốn FDI

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương (bên trái) kiểm tra tiến độ thực hiện xây dựng Nhà máy Kanglongda tại Khu công nghiệp Phong Điền

Nhiều trở lực

Xác định công tác giải ngân vốn đầu tư công rất quan trọng, vừa qua Chính phủ đã thành lập 6 tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022. Tại phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc ngày 11/5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ một lần nữa trăn trở bởi tình hình giải ngân vốn đầu tư công hiện rất khó khăn, cả nước 3 tháng mới được 11%.

Trong các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thuộc diện giám sát giải ngân vốn đầu tư công, Thừa Thiên Huế thuộc Tổ kiểm tra số 1, điều ấy cho thấy, tỉnh đang thuộc nhóm giải ngân vốn đầu tư công chậm.

Tổng kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước năm 2022 của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao là 4.266,055 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/4, tỉnh đã giải ngân vốn đầu tư công 932,128 tỷ đồng, đạt 22% kế hoạch. Trong đó, vốn cân đối ngân sách địa phương giải ngân 334,4 tỷ đồng, đạt 15,6% kế hoạch; vốn ngân sách Trung ương (vốn trong nước) giải ngân 489,79 tỷ đồng, đạt 32,7% kể hoạch; vốn nước ngoài (ODA) giải ngân 107,9 tỷ đồng, đạt 17,5% kế hoạch.

Việc giải ngân vốn đầu tư công chậm nghĩa là mức độ triển khai các dự án (DA) đầu tư trên địa bàn vẫn chưa cao, nhiều DA đang chậm tiến độ. Trách nhiệm này thuộc về chủ đầu tư và cấp quyết định DA.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), năm 2022 giao kế hoạch vốn cho 45 DA khởi công mới với số vốn 356,511 tỷ đồng. Đến nay, khoảng 10 DA đủ điều kiện giao kế hoạch vốn hơn 112,444 tỷ đồng, còn lại nhiều DA chưa đủ điều kiện giao kế hoạch vốn.

Theo các cơ quan chức năng, nhiều nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc triển khai DA, đó là công tác giải phóng mặt bằng vướng mắc chậm trễ, không có mặt bằng để thi công và ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến tiến độ thực hiện và giải ngân chậm. Nguồn cung ứng nguyên, vật liệu, vật tư, thiết bị không thể đáp ứng liên tục đầy đủ do khan hiếm nguồn cung cấp từ các nguồn sản xuất nguyên liệu; giá xăng tăng cao nên ảnh hưởng lớn đến giá vật liệu xây dựng; một số DA không lường hết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai lập DA, thiết kế nên phải điều chỉnh, bổ sung DA, thiết kế cho phù hợp với thực tế…

“Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên các thiết bị công nghệ nhập khẩu từ Trung Quốc dự kiến lùi lại 1 tháng. Riêng tiến độ san lấp bãi chôn lấp do ảnh hưởng thời tiết nên tiến độ thi công san lấp mặt bằng bị đình trệ. Khó khăn về nguồn nhân lực bởi một số chuyên gia, kỹ thuật viên Trung Quốc chưa hoàn thành việc tiêm chủng vắc-xin ngừa COVID-19 cũng là một trở ngại”, đại diện chủ đầu tư DA Nhà máy xử lý rác Phú Sơn (TX. Hương Thủy) chia sẻ.

Thực tế, khi nhà đầu tư mong muốn tìm hiểu đầu tư một DA nào đó phải tiêu tốn rất nhiều thời gian, trong quá trình triển khai cũng do một số điều kiện khách quan lẫn chủ quan dẫn đến DA chậm tiến độ. Vướng thủ tục mà không có giải pháp hợp lý sẽ ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân chung.

Lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công tại dự án Nhà máy xử lý rác Phú Sơn (TX. Hương Thủy)

Tập trung nguồn lực, tháo gỡ vướng mắc

Trước những khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công, UBND tỉnh đề cao vai trò của 4 tổ công tác giám sát, hỗ trợ nhà đầu tư. Theo đó, các tổ trưởng là lãnh đạo tỉnh thường xuyên đi thực địa DA để đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ.

Riêng Sở KH&ĐT cũng thành lập 4 tổ công tác tại sở do các lãnh đạo sở làm tổ trưởng để tham mưu, thúc đẩy thực hiện các DA. Theo lãnh đạo Sở KH&ĐT, đơn vị này đã yêu cầu các chủ đầu tư, địa phương có văn bản cam kết thực hiện giải ngân theo các mốc thời gian cụ thể. Đồng thời, làm việc trực tiếp với các chủ đầu tư để nắm bắt khó khăn, vướng mắc dự kiến có thể xảy ra ngay từ các tháng bắt đầu triển khai kế hoạch đầu tư công.

Tại cuộc họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 4, trước việc khan hiếm vật liệu xây dựng, ông Lê Bá Phúc, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Để đảm bảo nguồn cung trên địa bàn, chúng tôi đang đẩy nhanh các thủ tục liên quan đến việc cấp mỏ, công bố tổ chức đấu giá các khu vực mỏ được quy hoạch. Động thái này sẽ góp phần giảm áp lực về nguồn cung vật liệu cho các DA sắp tới, đặc biệt là các DA giao thông”.

Xác định công tác giải ngân vốn đầu tư công là vấn đề lớn, bên cạnh sự chuyển động của các sở, ngành, địa phương, UBND tỉnh cũng tập trung quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ các DA trọng điểm. Đặc biệt là tiến độ triển khai thực hiện các DA trên địa bàn khu kinh tế, KCN tỉnh, như DA đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Phú Bài giai đoạn IV, đợt 1; DA Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN Phong Điền - Viglacera và DA đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải - KCN Phong Điền; DA KCN và khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây;…

“Ngoài đặc biệt quan tâm đến nguồn vốn từ Trung ương, chúng tôi cũng chú ý đến nguồn vốn đầu tư của tỉnh. DA sử dụng nguồn vốn của tỉnh cũng sẽ xử lý nghiêm các trường hợp nhà thầu vi phạm tiến độ, chất lượng hợp đồng. Quá trình giám sát của chúng tôi đối với các chủ đầu tư rất sát sao. Định kỳ 10 ngày/lần, tổ chức giao ban với các chủ đầu tư về tình hình thực hiện các DA, giải ngân kế hoạch đầu tư công, các chủ đầu tư phải báo cáo tiến độ thi công hàng tuần”, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết.

Bài, ảnh: Quỳnh Viên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

Ngày 7/1, chủ đầu tư dự án Osaka Huế thông tin, đơn vị đã nhận giao đất đợt 1 để đầu tư thực hiện dự án khu dân cư tại khu quy hoạch LK8, LK9, CX11 và CC5 thuộc khu A, Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế.

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1
Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư

Trên địa bàn thành phố Huế hiện có 8 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên. Nhiều âu thuyền nhỏ, vũng neo đậu tự nhiên ở các vùng ven biển, đầm phá đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư hạ tầng, ảnh hưởng đến việc phát triển hậu cần nghề cá và du lịch địa phương.

Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Các nhà đầu tư đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn cho biết, trong thời gian tới, dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo sẽ tiếp tục nỗ lực để nhanh chóng, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc để góp phần đưa ngành công nghiệp bán dẫn trở thành động lực và đột phá mới, giúp Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Các nhà đầu tư đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam

TIN MỚI

Return to top