ClockThứ Sáu, 12/08/2016 09:12

Nghịch lý giá nhà đắt gấp 25 lần thu nhập người Việt

Doanh nghiệp cho rằng thủ tục cấp phép xây dựng cứ kéo dài thêm một năm thì chi phí đội thêm 5% và khoản tiền này lại "dồn" hết cho người mua nhà.

Thực tế nêu trên được các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp nêu lên tại hội thảo về Luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh ngày 11/8.

Góp ý kiến tại hội thảo, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) dẫn dụ thực tế về việc giá nhà hiện chênh lệch quá lớn so với thu nhập người dân. "Nếu ở các nước, bình quân giá nhà chỉ gấp hơn 5 lần thu nhập của người dân thì ở Việt Nam, con số này lên tới 20-25 lần. Đó là nghịch lý và cũng là bi kịch", Tiến sĩ Doanh nói. 

Doanh nghiệp cho rằng thủ tục cấp phép xây dựng, đầu tư dự án rườm rà đã đẩy chi phí, giá nhà lên cao.

Vị này cũng cảnh báo 5-10 năm nữa, Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng số người dân không có nhà tăng lên chóng mặt, trong khi quỹ đất, thu nhập có giới hạn…Việc này sẽ làm phát sinh hệ lụy lớn về mặt xã hội như tranh chấp, chiếm dụng đất đai, nhà ở... Vì thế, ông cho rằng cần làm rõ hiệu quả quản lý Nhà nước trên cơ sở giảm thiểu mức thấp nhất chi phí thời gian, thủ tục hành chính... đang đẩy chi phí, giá nhà tăng cao.

Lý giải cụ thể hơn về nghịch lý giá nhà với tư cách "người trong cuộc", ông Nguyễn Văn Đực - Phó giám đốc Công ty TNHH địa ốc Đất Lành nhớ lại giai đoạn cách đây hơn 10 năm, khi các doanh nghiệp muốn xin giấy phép xây dựng hay đầu tư cho một dự án rất đơn giản. "Nhưng từ năm 2010 trở lại đây, thủ tục không những được đơn giản hóa lại có chiều hướng nở thêm khiến doanh nghiệp chật vật", ông Đực nhận xét.  

Vị này cũng bộc bạch hiện các thủ tục nêu trên đang trói buộc doanh nghiệp, và hệ quả cuối cùng sẽ là người dân, cụ thể là người mua nhà, phải gánh chịu. Theo tính toán của ông Đực, thủ tục cấp phép đầu tư dự án, xây dựng cứ kéo dài thêm một năm thì doanh nghiệp tăng thêm 5% chi phí. “Những khoản chi phí tăng thêm này “chạy” hết vào giá bán nhà. Đây là nghịch lý”, lãnh đạo doanh nghiệp này nói và cho rằng hiện có nhiều thủ tục hành chính có thể cắt bỏ ngay, chuyển sang hậu kiểm như trước năm 2006. Việc này vừa tháo gỡ cho doanh nghiệp, vừa bớt khổ cho người dân…

Thừa nhận đúng là vẫn tồn tại “nhóm lợi ích, quyền anh, quyền tôi tại nhiều bộ, sở, ngành”, nhưng phát biểu dưới góc độ người làm công tác nghiên cứu, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - Nguyễn Đức Kiên cũng có những chia sẻ riêng về lý giải cho rằng doanh nghiệp bất động sản buộc phải tăng giá bán nhà do chịu chi phí thủ tục quá cao.

“Doanh nghiệp địa ốc là tầng lớp trung gian, chứ không phải đứng về phía người tiêu dùng”, ông Kiên nói thẳng. Do đó, khi nghiên cứu sửa đổi bất cứ điều luật nào, ông Kiên cho rằng phải nghiên cứu thực chất, đi tới cùng chứ không thể chỉ nhìn vào bề nổi. "Nhà nước phải điều tiết lợi nhuận chung, không thể chỉ nhắm mắt vào điều tiết cho một nhóm nào", vị này nêu quan điểm.

Đồng ý với quan điểm quản lý Nhà nước phải hiệu quả, song Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng quản lý dù ở cấp nào cũng phải theo trình tự, chứ không thể để xảy ra tình trạng doanh nghiệp bị "hành". Ông lưu ý khi đã chắp bút nghiên cứu sửa luật thì phải theo hướng phục vụ và đề nghị cân nhắc, xem lại sự cần thiết của Luật Đầu tư.

Chia sẻ với nỗi băn khoăn và mong muốn "bao giờ cho tới ngày xưa" của ông Nguyễn Văn Đực, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng đương nhiệm của CIEM cho rằng bất kỳ chính sách nào có lợi cho doanh nghiệp, người dân thì phải khẩn trương sửa đổi ngay, không nên chờ đợi rồi mới “gom thành một thể”. Định hướng này được ông Cung đánh giá là phù hợp với tinh thần đổi mới, kiến tạo và quyết tâm xóa bỏ rào cản, cản đường mà Chính phủ nhiệm kỳ mới đang hướng tới.

Theo VnExpress

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

Ngày 7/1, chủ đầu tư dự án Osaka Huế thông tin, đơn vị đã nhận giao đất đợt 1 để đầu tư thực hiện dự án khu dân cư tại khu quy hoạch LK8, LK9, CX11 và CC5 thuộc khu A, Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế.

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1
Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư

Trên địa bàn thành phố Huế hiện có 8 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên. Nhiều âu thuyền nhỏ, vũng neo đậu tự nhiên ở các vùng ven biển, đầm phá đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư hạ tầng, ảnh hưởng đến việc phát triển hậu cần nghề cá và du lịch địa phương.

Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

Theo phân tích vừa được đưa ra trong dịp năm mới 2025 của công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Institutional Real Estate (IREI), thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương được dự báo ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể trong năm nay, được thúc đẩy bởi sự suy giảm lãi suất toàn cầu và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh mẽ của khu vực.

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

TIN MỚI

Return to top