ClockThứ Hai, 06/01/2020 10:29

Việt Nam ký loạt hợp đồng mua điện từ Lào

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký 5 hợp đồng mua bán điện với hai doanh nghiệp của Lào từ năm 2021 - 2022.

Thủy điện A Lưới điều tiết lũ về LàoBộ trưởng Lào tiết lộ nguyên nhân vỡ đập thủy điện

Nguy cơ thiếu điện được nhắc đến liên tục trong thời gian gần đây.

Theo tin từ Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký 5 hợp đồng mua bán điện với hai doanh nghiệp của Lào từ năm 2021 - 2022.

Việc ký kết này được diễn ra trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 42 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam – Lào tổ chức tại Hà Nội.

Theo đó, EVN ký kết 05 hợp đồng mua bán điện (bán điện cho Việt Nam) với hai nhà đầu tư thuỷ điện lớn của Lào là Tập đoàn Phongsubthavy và Tập đoàn Chealun Sekong.

Cụ thể, EVN ký với Tập đoàn Phongsubthavy Hợp đồng mua bán điện Dự án Thuỷ điện Nậm San 3A, Nậm San 3B.

Đồng thời, EVN ký với Tập đoàn Chealun Sekong Hợp đồng mua bán điện Dự án Thuỷ điện Nậm Emoun, Nậm Kông 2, Nậm Kông 3.

Chủ trương mua điện từ các nhà máy thuỷ điện nêu trên đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trong năm 2019.

Trong thời gian qua, doanh nghiệp và chủ đầu tư đã ký kết được 08 hợp đồng mua bán điện và 5 hợp đồng mua bán điện vừa được thực hiện ký kết.

Về phía Lào, Bộ trưởng Khammany Inthirath cho biết nước này hiện đang nghiên cứu khả thi 20 dự án, trong đó có các dự án điện có công suất cao. Hiện nay, phía Lào đang tập trung nguồn sản xuất, xây dựng đường dây Bắc Nam để trao đổi thương mại điện với các nước trong khu vực.

Một số thông tin liên quan về các hợp đồng mua bán điện được ký kết:

Về phía Việt Nam, nguy cơ thiếu điện được nhắc đến liên tục trong thời gian gần đây. Theo thông tin từ lãnh đạo Bộ Công Thương, năm 2020 cơ sản sẽ đáp ứng được điện cho sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên trong giai đoạn năm 2021 đến năm 2025, Việt Nam sẽ đối mặt với giai đoạn khó khăn, có những năm có thể thiếu lên đến 7-8 tỷ Kwh điện.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn này có nhiều. Một trong nguyên nhân lớn là do cả loạt dự án điện chậm tiến độ.

Rà soát 60 dự án nguồn điện có công suất lớn trên 200 MW dự kiến đưa vào vận hành giai đoạn đến 2030 thì có đến 35 dự án đang triển khai với tổng công suất 39.000 MW chậm tiến độ, trong đó, EVN có 7 dự án chậm tiến độ.

Tại hội nghị tổng kết EVN diễn ra mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, cần bảo đảm chủ động cung ứng điện cho nền kinh tế với chất lượng tốt, không được để thiếu điện cho phát triển kinh tế xã hội, đời sống của nhân dân, đây là một mệnh lệnh, yêu cầu lớn.

Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp tốt với EVN và các tập đoàn lớn trong việc điều hành than, khí cho cung ứng điện với quan điểm ưu tiên cho sản xuất điện.

Đồng thời, Thủ tướng cũng đã yêu cầu EVN đẩy nhanh tiến độ thực hiện 10 dự án nguồn điện được Thủ tướng giao làm chủ đầu tư, gồm: Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1, Quảng Trạch 2, Dung Quất 1, Dung Quất 3, Ô Môn 3, Ô Môn 4; các dự án thủy điện Hòa Bình mở rộng, Yaly mở rộng, Trị An mở rộng; dự án thủy điện tích năng Bác Ái.

Các dự án nguồn điện BOT đóng vai trò quan trọng trong cân đối cung ứng điện năng, do vậy Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương đôn đốc các dự án BOT đã ký hợp đồng và đẩy nhanh tiến độ đàm phán các dự án BOT đã có chủ trương.

Ngoài ra, người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ lưới truyền tải đồng bộ, bảo đảm giải tỏa hết công suất các nhà máy năng lượng tái tạo.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững

Ecoba không chỉ là một cái tên, mà là dấu ấn của một cuộc cách mạng xanh trong ngành xây dựng. Được thành lập từ năm 2010, công ty đã vươn mình trở thành người tiên phong trong việc phát triển các giải pháp bền vững, kết hợp công nghệ tiên tiến với sự thấu hiểu sâu sắc về môi trường. Công ty chính là lời giải cho bài toán hiện đại hóa mà không đánh đổi thiên nhiên – một sứ mệnh khởi nguồn từ tầm nhìn vượt thời gian.

Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững
Các nhà đầu tư đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn cho biết, trong thời gian tới, dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo sẽ tiếp tục nỗ lực để nhanh chóng, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc để góp phần đưa ngành công nghiệp bán dẫn trở thành động lực và đột phá mới, giúp Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Các nhà đầu tư đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam

TIN MỚI

Return to top