ClockChủ Nhật, 07/04/2024 20:14

Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã

TTH.VN - Ngày 7/4, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) phối hợp với Trường đại học Nông Lâm (Đại học Huế) tổ chức buổi tọa đàm: Sinh viên với hành động vì động vật hoang dã.

Cúm A/H5N1 dễ lây truyền từ gia cầm sang người và có thể lây lan thành dịchHoàn thiện sổ tay bảo vệ động vật hoang dãIUCN: 25% cá nước ngọt trên toàn cầu có nguy cơ tuyệt chủngNhà cho gấu giữa Bạch MãHương Thủy: Tháo gỡ, tiêu hủy hàng trăm bẫy đánh bắt chim trờiDu lịch có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên

Một tiết mục nghệ thuật của sinh viên về bảo tồn động vật hoang dã 

Có hơn 250 giảng viên và sinh viên Trường đại học Nông Lâm nhiệt tình trao đổi và bày tỏ sự sẵn sàng chung tay hành động với thông điệp: “Ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời”. Sự kiện này nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của sinh viên, thanh niên về đa dạng sinh học và động vật hoang dã; phát huy vai trò của sinh viên trong việc cắt đứt chuỗi tiêu thụ thịt động vật hoang dã, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại Thừa Thiên Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.

Đa dạng sinh học đóng vai trò quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của con người và môi trường. Việt Nam được ghi nhận là một trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới với khoảng 51.400 loài sinh vật. Trong đó, có khoảng 10.900 loài động vật trên cạn, 20.000 loài thực vật trên cạn và dưới nước, 2.000 loài động vật không xương sống và cá nước ngọt, hơn 11.000 loài sinh vật biển khác và 7.500 chủng vi sinh vật.

Nhóm người trẻ tuổi đóng vai trò quan trọng đối với việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức và vận động chính các bạn cùng thế hệ và các thế hệ trẻ khác về vai trò của đa dạng sinh học. Từ đó, hướng tới việc khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, góp phần vào nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Tin, ảnh: Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

Huế từ hôm nay, ngày 1/1/2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam và được xem là “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ là đô thị di sản đẳng cấp của Việt Nam, Huế còn được các tổ chức thế giới đánh giá cao trong công cuộc bảo tồn những giá trị ngàn xưa để lại và được phát huy giá trị một cách hiệu quả với những đặc thù, riêng biệt.

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Được xem là đơn vị đi đầu cả nước và là hình mẫu về công tác bảo tồn, trùng tu di tích, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung đã có những chia sẻ thú vị với Thừa Thiên Huế Cuối tuần về hành trình phục hồi và phát triển các giá trị di sản để góp phần đưa Quần thể di tích Cố đô Huế trở thành điểm đến hấp dẫn.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học

Ngày 9/11, Hạt Kiểm lâm TX. Hương Thủy phối hợp với Trường TH&THCS Dương Hòa (TX. Hương Thủy) tổ chức chương trình truyền thông với chủ đề Hội thi tìm hiểu kiến thức về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học cho học sinh nhà trường năm 2024.

Truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học

TIN MỚI

Return to top