ClockThứ Hai, 11/12/2023 11:40

Trồng bưởi thanh trà có thể truy xuất nguồn gốc

TTH - Để nâng cao năng suất, chất lượng, tăng giá trị của sản phẩm bưởi thanh trà, năm 2023, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình “Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh bưởi thanh trà theo hướng bền vững, an toàn, thông minh” với quy mô 5ha trên địa bàn xã Hương Thọ (TP. Huế).

Bưởi “biến” thanh trà

 Thanh trà Hương Thọ gắn tem truy xuất nguồn gốc

Bưởi thanh trà là một loại quả có giá trị kinh tế cao được trồng từ lâu đời trên vùng đất phù sa ở các địa phương nằm lưu vực sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu... Đây cũng là loại đặc sản mang nét đặc trưng và hương vị riêng của Huế và Hương Thọ nói riêng.

Hương Thọ là một xã vùng gò đồi ở đầu nguồn sông Hương, có điều kiện để phát triển cây bưởi thanh trà với sản lượng lớn. Chất lượng bưởi thanh trà Hương Thọ rất ngon và được đánh giá cao. Tuy nhiên, giá trị mang lại cho người trồng còn thấp, do thị trường không ổn định, sản phẩm chưa được nhiều người biết đến, chưa khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Một lợi thế lớn của Hương Thọ là nơi tập trung nhiều di tích văn hóa, tâm linh, hàng năm thu hút khá nhiều khách du lịch đến tham quan với nhu cầu sử dụng quả bưởi thanh trà tương đối lớn.

Để nâng cao hơn nữa năng suất, chất lượng, tăng giá trị của sản phẩm bưởi thanh trà, năm 2023, Trung tâm Khuyến nông triển khai mô hình “Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh bưởi thanh trà theo hướng bền vững, an toàn” với quy mô 5ha trên địa bàn xã Hương Thọ.

Với mô hình này, người dân áp dụng quy trình sản xuất theo hướng bền vững, trong đó tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ và các loại phân sinh học. Các hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ một phần vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để nâng cao hiệu quả phòng trừ sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.

Ông Lê Văn Chúng, một hộ trồng bưởi ở Hương Thọ chia sẻ, tham gia mô hình, người dân được hỗ trợ làm quen với công nghệ mới trong quản lý sản xuất và giới thiệu đầy đủ thông tin sản phẩm một cách công khai, minh bạch, từ đó xây dựng lòng tin, giữ vững uy tín với người tiêu dùng. Các hộ tham gia mô hình đã được hướng dẫn ghi chép nhật ký sản xuất bằng phần mềm điện tử, hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc để dán trên sản phẩm bưởi thanh trà Hương Thọ. Điều này giúp giá trị sản phẩm được nâng lên, được người dân tin tưởng và dễ tiêu thụ.

Theo ông Chúng, để có thể quét được mã tem trên quả bưởi thanh trà, người tiêu dùng chỉ cần tải các ứng dụng phổ biến nhất hiện nay có chức năng đọc và quét mã tem QR code như zalo, facebook, viber… Từ đó truy xuất thông tin chi tiết về nguồn gốc sản phẩm như hộ sản xuất, số điện thoại, ngày thu hoạch, có thể truy cập để biết được quá trình trồng, chăm bón… Từ các ứng dụng này, sản phẩm sẽ được quảng bá rộng rãi, nhiều người tiêu dùng biết đến và tìm mua dễ dàng, nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh tế. Đồng thời, thúc đẩy người dân xây dựng thương hiệu của mình, mạnh dạn tiếp cận, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, tiêu thụ bưởi thanh trà Huế.

Thông qua các thông tin từ tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm bưởi thanh trà Hương Thọ, người tiêu dùng đã tin tưởng liên hệ đặt hàng, mua trực tiếp với người sản xuất không qua trung gian, không lo sản phẩm không đúng nguồn gốc, kém chất lượng. Người sản xuất giảm bớt sự lo lắng về thị trường tiêu thụ, tránh tình trạng “được mùa mất giá”, giúp nâng cao giá trị và tiến tới xây dựng thương hiệu cho bưởi thanh trà Hương Thọ.

Trước đó, tại xã Hương Thọ, Hội Nông dân TP. Huế phối hợp với dự án “Huế – Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” thực hiện thí điểm thành công mô hình tái chế quần áo cũ thành các túi vải bọc bưởi và thanh trà, thay thế cho việc sử dụng các loại túi bọc chứa nhiều chất nhựa nhằm giảm lượng rác nhựa thoát ra môi trường trong quá trình sản xuất. Đồng thời, sử dụng túi vải còn góp phần bảo vệ quả, hạn chế sâu bệnh và tạo sản phẩm đạt chất lượng.

Bài, ảnh: Võ Kỳ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thanh tao mứt vỏ thanh trà

Tôi nhớ lần đầu tiên mình thử món ăn này là vào Lễ hội Thanh trà Thủy Biều 2022, tôi đi giữa những gian hàng màu xanh óng ánh, lúc lại vàng ươm của loại trái cây đặc sản này. Khi ra về, tôi chọn cho mình một túi mứt vỏ thanh trà nho nhỏ. Cho đến giờ, hương vị của thức quà mộc mạc ấy vẫn còn vương mãi.

Thanh tao mứt vỏ thanh trà
Trồng rau vượt lũ

Mô hình trồng rau vượt lũ ở xã Điền Lộc, Phong Điền cho năng suất tương đương với các diện tích vùng thấp, trong khi giá bán lại cao gấp 2 – 3 lần nên được bà con áp dụng rộng rãi.

Trồng rau vượt lũ
Trồng nấm hữu cơ trong nhà màng khép kín

Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch, đặc biệt là các loại nấm ăn, chị Đặng Thị Hồng, trú thôn Pi ây 1, xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới đã khởi nghiệp thành công với mô hình trồng nấm hữu cơ trong nhà màng kép kín.

Trồng nấm hữu cơ trong nhà màng khép kín
Thơm thơm nắng thanh trà

Tôi vẫn nhớ cái khung cửa gỗ nâu bóng nơi chái nhà phía tây của ngoại ngó sang nhà mụ Tép. Mụ là em gái của ngoại, vui chuyện và lành. Tôi chán học bài và trốn mẹ sai việc vặt là kiếm cớ chạy tắt vườn sau qua nhà mụ. Mụ có một vườn thanh trà. Mùa xuân lá non và trổ hoa thơm tận bờ rào. Màu hoa trắng ngần giản dị, thuần khiết nhẹ nhõm trong sương mai. Mùa quả chín cũng nhằm mùa sinh của tôi. Là mùa tôi sung sướng đến mức đêm ngủ chỉ mong trời mau sáng. Tôi tót sang nhà mụ doái chân soi chiếc tổ chim có thêm quả trứng nào không và ngửa cổ đếm từng chùm thanh trà mỗi ngày một nặng và trĩu xuống.

Thơm thơm nắng thanh trà

TIN MỚI

Return to top