ClockThứ Hai, 06/01/2025 15:39

Tín hiệu khả quan từ đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản

TTH - Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và dịch bệnh diễn biến phức tạp, các hoạt động đánh bắt, khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản (NTTHS) của thành phố vẫn gặt hái được những kết quả đáng ghi nhận.

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chếtBàn giao dự án nuôi trồng thủy sản, quản trị tài nguyên nước lưu vực sông A SápĐẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt

Ngư dân Ngũ Điền trúng đậm cá trích gần bờ 

Sản lượng khai thác tăng 2,41%

Lâu lắm rồi, các tàu đánh bắt xa bờ, bãi ngang ven biển mới có được niềm vui khai thác bội thu. Nhiều tàu sau khi trừ các chi phí lãi vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng mỗi chuyến biển, thuyền viên được chủ tàu trả công trên dưới 10 triệu đồng cho mỗi chuyến vươn khơi.

Ông Trần Văn Chiến, chủ tàu vỏ thép ở xã Phú Thuận (Phú Vang) không giấu được niềm vui khi các chuyến biển năm nay vừa được mùa, được giá. Ông chia sẻ, mặc dù gặp nhiều bất lợi về thời tiết nhưng so với nhiều năm trước thì năm 2024 thuận lợi hơn, tàu thuyền có thể vươn khơi, bám biển dài ngày; giá hải sản tuy không cao như nhiều năm trước, nhưng khá ổn định.

Năm 2024, tàu ông Chiến cũng như nhiều tàu đánh bắt xa bờ trên địa bàn tỉnh có bình quân 8-10 chuyến khai thác ở vùng biển khơi, biển xa. Mỗi chuyến kéo dài từ một tuần đến hơn 10 ngày, có thể thu về nhiều tấn hải sản, trừ chi phí xăng dầu, đá ướp hải sản, trả công cho thuyền viên… mỗi tàu lãi vài chục triệu đến trên 100 triệu đồng. Nguồn thu này không chỉ giúp các chủ tàu trang trải mọi sinh hoạt, duy tu bảo dưỡng ngư, lưới cụ mà còn có điều kiện trả nợ vay ngân hàng để đóng tàu.

Các thuyền bãi ngang ven biển đánh bắt vùng lộng năm nay cũng khá hiệu quả khi nguồn lợi hải sản gần bờ đang cho thấy sự hồi sinh. Nhiều năm qua, các loại cá nục, cơm, khuyết… ít xuất hiện ven bờ thì năm nay các loại hải sản này đã xuất hiện trở lại vùng lộng. Ngư dân có điều kiện bủa lưới, kéo ruốc (khuyết) ven bờ mang lại nguồn thu nhập khá. Mỗi chuyến biển gần bờ chỉ kéo dài trong ngày, ngư dân có nguồn thu nhập vài triệu đồng.

Ông Nguyễn Long An, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin, ngoài nỗ lực của ngư dân thì năm qua, ngành thủy sản tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp, ban ngành thông qua các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản, hỗ trợ đầu tư tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Do vậy, lĩnh vực thủy sản đã đạt được những kết quả nhất định, NTTHS từng bước thích ứng yêu cầu sinh kế bền vững; số lượng tàu cá xa bờ tăng trưởng, góp phần tăng năng lực sản xuất, tăng sản lượng và giá trị thủy hải sản. Tổng sản lượng khai thác thủy hải sản năm nay đạt 43 nghìn tấn, tăng 2,41% so với năm 2023, trong đó khai thác biển đạt 39 nghìn tấn và khai thác nội địa 4.000 tấn.

Nuôi trồng thủy sản khả quan

Thành phố Huế có vùng đầm phá, ven biển trải dài từ thị xã Phong Điền đến huyện Phú Lộc, có nhiều lợi thế để NTTHS thủy sản nước lợ, ngọt. Tận dụng lợi thế này, các địa phương duy trì diện tích nuôi các loại cá đặc sản như cá mú, dìa, chẽm… mang lại hiệu quả, giá trị kinh tế khá cao.

Ông Võ Văn Chương ở xã Quảng Công (Quảng Điền) chia sẻ, mặc dù thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài, mưa gió thất thường, nhưng so với nhiều năm thì năm 2024 nuôi trồng thủy sản đạt những kết quả như mong đợi. Mô hình nuôi thủy sản xen ghép tôm, cua, cá của ông Chương năm nào cũng có lãi, riêng năm 2024 ước lãi trên 100 triệu đồng.

Trong số nhiều mô hình NTTHS mới, người dân chú trọng hơn mô hình nuôi xen ghép tôm, cua, cá thích ứng với biến đổi khí hậu. Mô hình nuôi xen ghép tuy hiệu quả kinh tế không vượt trội như chuyên nuôi tôm sú, tôm chân trắng nhưng cho thấy sự bền vững, thích ứng với điều kiện môi trường, khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay.

Bà Trần Thị Thanh Nhã, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Điền đánh giá, vụ nuôi thủy sản năm 2024 ở Quảng Điền mang lại hiệu quả tích cực. Đây là tín hiệu vui. Cán bộ ngành thủy sản bám hồ, bám đầm phá để theo dõi thời tiết, môi trường và có biện pháp hỗ trợ người dân xử lý kịp thời những sự cố, góp phần hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai. Các hộ nuôi ý thức hơn trong bảo vệ môi trường và tuân thủ quy định, hướng dẫn của ngành nông nghiệp về lịch thời vụ, phòng, chống dịch bệnh…

Gần đây, các hộ duy trì nuôi tôm trên cát ven biển đã tuân thủ các quy định về thả giống mật độ thấp, phù hợp, giống và thức ăn được mua từ các cơ sở uy tín, chất lượng, kết hợp với xử lý môi trường nguồn nước cấp, nước thoát… nên mang lại hiệu quả. Một số hộ tận dụng ao nuôi tôm chân trắng bỏ hoang vì dịch bệnh, chuyển sang nuôi xen ghép tôm, cá, nuôi chuyên cá kình, cá dìa và một số loại cá nước lợ, ngọt bước đầu mang lại hiệu quả và mở ra cơ hội mới cho NTTHS trên vùng cát ven biển.

Ông Nguyễn Long An cho hay, năm 2024, tổng sản lượng thủy sản toàn thành phố ước đạt 64 nghìn tấn, tăng 3,13%, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 21 nghìn tấn, tăng 4,65% so với năm trước. Đó là minh chứng cho hoạt động khai thác, NTTHS trên địa bàn thành phố có nhiều tín hiệu tích cực, khả quan.

Bài, ảnh: Thế Trí
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt

Với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi việc người dân đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt trên địa bàn, cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành chức năng của huyện Quảng Điền đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, khép kín địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt
Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản

Từ một hộ nông dân vốn nhiều khó khăn, nay ông Trương Ngọc Nhật ở xã Phú Gia, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi huyện Phú Vang đã vươn lên làm giàu chính đáng trên đất quê hương.

Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản
Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

Đó là nội dung của hội thảo diễn ra ngày 29/10 tại TP. Huế do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển xã hội (CSRD) phối hợp tổ chức, thông qua dự án “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng phát triển thuỷ sản-mô hình nuôi cá lồng tại huyện A Lưới”. Đại diện lãnh đạo Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi Biến đổi khí hậu (CEWAREC) và CSRD dự, chỉ đạo hội thảo.

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản
Thêm nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản an toàn

Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đang tăng lên. Điều này kéo theo những vấn đề lo ngại về bệnh tật, nguồn thức ăn cho thủy sản, môi trường nước và các chi phí khác... Việc nghiên cứu thành công sản xuất và sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho một số loài thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh mở ra cơ hội mới và những lợi ích kinh tế, xã hội đi kèm.

Thêm nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản an toàn
Khởi tố vụ án tham nhũng tại Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngày 3/10, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Nhận hối lộ” xảy ra tại Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2022; khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp ngăn chặn “Bắt bị can để tạm giam”, “khám xét” đối với 5 đối tượng về hành vi “Nhận hối lộ” quy định tại khoản 2, điều 354 Bộ luật hình sự.

Khởi tố vụ án tham nhũng tại Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế

TIN MỚI

Return to top