ClockThứ Bảy, 05/12/2020 07:00

Thu ngân sách năm 2020: Sẵn sàng cán đích

TTH - Tập trung các giải pháp, đảm bảo thu ngân sách đạt kế hoạch là nỗ lực của ngành thuế trong tháng cuối cùng của năm 2020.

Thu ngân sách Nhà nước năm 2020 dự kiến hụt 189,2 nghìn tỷ đồng30 năm đồng hành người nộp thuế

Doanh thu của các doanh nghiệp giảm mạnh

Vượt khó

Năm 2020, nền kinh tế chịu tác động lớn từ dịch COVID-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp (DN) gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, việc triển khai thực hiện các gói giải pháp hỗ trợ gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất cho DN và người dân khiến số thu ngân sách sụt giảm mạnh so với cùng kỳ.

Chỉ tính trong 10 tháng đầu năm, tình hình hoạt động của các DN bị tác động mạnh nhất là lĩnh vực du lịch, xuất nhập khẩu. Riêng ngành du lịch doanh thu chỉ đạt 3.556 tỷ đồng, giảm 65,42% so với cùng kỳ. Tương đương với đó, lượng khách du lịch đến Huế cũng giảm 62,5% kỳ; khách lưu trú giảm 65,68 khiến các nguồn thu khác cũng giảm theo.

Hoạt động xuất nhập khẩu từng được xem là động lực kinh tế cũng chịu tác động mạnh khi kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 10 tháng qua ước đạt 424,9 triệu USD, giảm 3,04% so với cùng kỳ. Một số mặt hàng xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao cũng giảm mạnh như xơ, sợi dệt các loại ước đạt giảm 30,7%; hàng may mặc giảm 4,5 %; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 34,5%.

Kinh tế khó khăn, số lượng DN giải thể, ngừng hoạt động tăng mạnh ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thu ngân sách. Hiện trên địa bàn có 394 DN đăng ký tạm ngưng hoạt động tăng 31,3%; 91 DN tuyên bố giải thể.

Bên cạnh đó, ngày 28/6/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2020/NĐ-CP quy định về mức giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Kể từ ngày nghị định này có hiệu lực, mức thu lệ phí đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% mức thu quy định của Nghị định số 20/2019/NĐ-CP nên dự toán thu ngân sách của Cục Thuế tỉnh đối với số thu của lệ phí trước bạ theo đó cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

Theo ông Hà Văn Khoa, Cục Trưởng Cục Thuế tỉnh, nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn do bùng phát dịch COVID-19 và bão lụt xảy ra liên tục ảnh hưởng hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế. Một số ngành nghề do dịch bệnh đã phải ngừng, nghỉ, hoạt động cầm chừng, ảnh hưởng rất lớn đến tình hình thực hiện nhiệm vụ thu trên địa bàn.

Dù vậy, kết quả thu ngân sách đến 20/11/2020 trên địa bàn vẫn đạt 7.004 tỷ đồng, bằng 98,9% so với dự toán, bằng 98% so với thực hiện cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thu nội địa trừ tiền sử dụng đất, xổ số, cổ tức là 5.078,6 tỷ đồng, bằng 81,9% so với dự toán, bằng 89,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Dự kiến thu ngân sách đạt 105%

Cục trưởng Cục Thuế tỉnh tính toán, trên cơ sở diễn biến thu 11 tháng qua, khả năng thu nội địa năm 2020 ước thu 7.462 tỷ đồng, đạt 105,4% so với dự toán, bằng 94,3% so với thực hiện năm 2019. Trong đó, thu nội địa không kể tiền sử dụng đất, xổ số, cổ tức ước thu 5.489 tỷ đồng,bằng 88,5% so với dự toán, bằng 87,9% so thực hiện năm 2019.

Khó khăn nhiều vì thế để đảm bảo thu ngân sách, ngành thuế tập trung triển khai thực hiện tốt các giải pháp thu hồi nợ thuế, đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế nhằm thu dứt điểm nợ thuế năm 2019 chuyển sang, hạn chế nợ mới phát sinh. Quyết liệt thực hiện các giải pháp thu nợ theo quy trình quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế.

Cùng với đó, các giải pháp chống thất thu ngân sách và thu hồi nợ đọng thuế cũng được triển khai, nhất là các giải pháp chống thất thu liên quan đến đất đai, tài nguyên khoáng sản, lĩnh vực thương mại, dịch vụ, vận tải hàng hóa.

Ngoài ra, một trong những nhiệm vụ quan trọng trong những tháng cuối năm là tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra, giám sát kê khai thuế, đôn đốc nộp các khoản thu phát sinh vào ngân sách Nhà nước. Tăng cường công tác quản lý, giám sát hoàn thuế, kiểm tra sau hoàn thuế giá trị gia tăng...

Đồng thời phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã, các sở, ngành liên quan nhanh chóng triển khai các dự án có liên quan đến đấu giá thu tiền sử dụng đất, đấu thầu dự án có thu tiền sử dụng đất để bảo đảm nguồn thu. Xây dựng, hoàn thành phương án xử lý nhà đất dôi dư để triển khai thực hiện ngay trong năm2020, góp phần bù đắp hụt thu ngân sách.

Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Hà Văn Khoa nhấn mạnh, ngoài các giải pháp tăng thu ngân sách, ngành thuế vẫn bám sát người nộp thuế để nắm bắt các khó khăn, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình “sức khỏe” DN, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế. Trên cơ sở đó, tập trung hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho người nộp thuế ổn định sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách Nhà nước.

Bài, ảnh: HOÀNG ANH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu tiền học phí phải xuất hóa đơn điện tử

Nhiều đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo vẫn còn sử dụng chứng từ thu mà chưa sử dụng hóa đơn điện tử khi thu tiền học phí của học sinh, sinh viên (HSSV). Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Trưởng phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh khi trao đổi với Báo Thừa Thiên Huế.

Thu tiền học phí phải xuất hóa đơn điện tử
Sức ép từ nợ thuế

Hiện, nợ thuế tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và toàn ngành nói chung đang có xu hướng tăng. Tính đến ngày 31/8/2024, tổng nợ thuế tăng 33,3% so với đầu năm (thời điểm 31/12/2023), trong đó, tỷ lệ tăng nợ có khả năng thu chiếm 35,7%, tỷ lệ tăng nợ khó thu chiếm 12,6%.

Sức ép từ nợ thuế
Khai thác dư địa thu ngân sách nhà nước

Để đảm bảo đạt được số thu ngân sách nhà nước (NSNN) theo mục tiêu của UBND tỉnh giao, bên cạnh việc tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN), thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, các ngành chức năng, địa phương đang tập trung nuôi dưỡng và khai thác hiệu quả dư địa thu từ các ngành, lĩnh vực nhiều tiềm năng...

Khai thác dư địa thu ngân sách nhà nước

TIN MỚI

Return to top