ClockChủ Nhật, 13/11/2022 14:41

Tăng cường giám sát gian lận xuất xứ và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm

Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục phối hợp thực hiện chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ nhằm tăng cường hơn nữa việc quản lý, giám sát các hành vi gian lận xuất xứ; ngăn chặn tình trạng gian lận xuất xứ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu chân chính.

Công bố Báo cáo ngân sách dành cho công dân về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023Phát thải dầu và khí đốt toàn cầu có thể cao gấp 3 lần con số được báo cáoChân Mây & những cơ hội mớiLập Ban chỉ đạo về công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài

Nhiều sản phẩm làm từ gỗ nằm trong danh sách cảnh báo bị nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại. Ảnh: TTXVN

Theo Bộ Công Thương, với quyết tâm đấu tranh, ngăn chặn các hành vi trốn thuế, gian lận xuất xứ chuyển tải bất hợp pháp, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 4/7/2019 phê duyệt Đề án Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ (Đề án 824) và Chính phủ ban hành Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 31/12/2019 về một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp (Nghị quyết 119).

Để triển khai Đề án 824 và Nghị quyết 119, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ ngành liên quan rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về phòng chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.

Cùng đó, định kỳ cung cấp danh sách cảnh báo sớm để các cơ quan chức năng của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an, UBND các tỉnh, thành phố phối hợp, tăng cường kiểm tra, giám sát, xác minh việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ, khai báo xuất xứ khi thông quan, đăng ký đầu tư nước ngoài.

Kết quả xác minh đã phát hiện một số doanh nghiệp cá biệt có vi phạm về xuất xứ hàng hóa hoặc chỉ thực hiện các công đoạn sản xuất có hàm lượng giá trị gia tăng không đáng kể tại Việt Nam, từ đó các cơ quan chức năng đã có biện pháp xử lý phù hợp.

Mặt khác, Bộ Công Thương còn tăng cường hợp tác về chống lẩn tránh và gian lận xuất xứ với các cơ quan liên quan của nước ngoài, đặc biệt là các đối tác thương mại lớn nhằm chia sẻ thông tin của Việt Nam với các nước trong việc xử lý, nâng cao uy tín và thương hiệu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Đặc biệt, phối hợp với các hiệp hội ngành hàng tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề để phổ biến các quy định về phòng vệ thương mại, xuất xứ... nhằm ngăn chặn từ đầu những hành vi khai báo thông tin không chính xác và việc tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp.

Ngoài ra, để giúp các cơ quan chức năng tăng cường các hoạt động đấu tranh chống lẩn tránh thông qua gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp và hỗ trợ các doanh nghiệp có sự chuẩn bị trước, chủ động hơn trong việc xử lý, ứng phó với các vụ việc điều tra phòng vệ nước ngoài của nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 01/3/2020 phê duyệt Đề án Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại (Đề án 316).

Hệ thống cảnh báo sớm giúp các hiệp hội nắm bắt được khả năng bị điều tra phòng vệ thương mại bởi nước ngoài, từ đó chủ động cân nhắc để điều chỉnh chiến lược kinh doanh một cách hợp lý nhằm tránh giảm thiểu tác động tiêu cực do biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài gây ra.

Kể từ thời điểm lần đầu tiên Bộ Công Thương công bố danh sách cảnh báo vào tháng 7/2019 tới tháng 9/2022, đã có nhiều sản phẩm nằm trong danh sách cảnh báo bị nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại.

Cụ thể là gỗ dán có nguyên liệu làm từ gỗ cứng, đệm mút, lốp xe ô tô, ống đồng, mật ong, thép chống ăn mòn, gạch men, pin năng lượng mặt trời, tủ gỗ.

Thông qua việc cảnh báo sớm, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp đã không bị động trong ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài.

Hơn nữa, Bộ Công Thương đã sớm tiếp cận với các hiệp hội, doanh nghiệp để cung cấp thông tin, giúp các doanh nghiệp hiểu được các nguyên tắc, quy trình điều tra; các công việc doanh nghiệp cần thực hiện; kịch bản có thể xảy ra. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị để đáp ứng đầy đủ, chính xác nhất các yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài.

Về kết quả, các hoạt động cảnh báo sớm hỗ trợ doanh nghiệp dù mới được triển khai nhưng đã thu được nhiều kết quả tích cực. Ví dụ, trong vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chiếm 95,5% tổng kim ngạch xuất khẩu lốp xe của Việt Nam sang Hoa Kỳ không bị áp thuế chống bán phá giá. Trong vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm ống đồng, thuế chống bán phá giá đối với doanh nghiệp Việt Nam là 8,35%, thấp hơn nhiều so với mức do ngành sản xuất trong nước của Hoa Kỳ cáo buộc 110%.

Tới đây, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục hoàn thiện và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm theo kế hoạch triển khai Đề án 316 mà trước đó Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 1/3/2020 phê duyệt Đề án Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
Phát huy hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử

Quá trình tổ chức thực hiện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) đã phát sinh nhiều hạn chế, khó khăn. Yêu cầu đặt ra là cần kịp thời sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Luật nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả giám sát của các cơ quan dân cử.

Phát huy hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử

TIN MỚI

Return to top